Home / JLPT N3 / Tổng hợp 15 Bài dịch hay trong phần đọc hiểu JLPT N3, N2 – Phần 2

Tổng hợp 15 Bài dịch hay trong phần đọc hiểu JLPT N3, N2 – Phần 2

Tổng hợp 15 Bài dịch hay trong phần đọc hiểu JLPT N3, N2 – Phần 2

NGÀY 6: BÀI HỌC VỀ VIỆC NUÔI DẠY CON
Trước đây, tôi đã từng đọc bài đăng của độc giả trên tạp chí Mèo và bị làm cho giật mình. Người phụ nữ đăng bài là người đã kết thúc việc nuôi dạy con cái, nghe nói mỗi ngày đều được chữa lành nhờ con mèo, chỉ bằng việc như là cho mèo ăn thôi mà bà ấy cũng khen lấy khen để là “ăn nhiều vậy, giỏi quá”. Từ những hành động như thế của bản thân, cô ấy đã tự nhìn nhận lại “đối với những đứa con của, nếu không chỉ toàn nói mấy câu ồn ào mà dịu dàng hơn khi tiếp xúc với chúng và khen chúng thì thật tốt” , đối với người không có con như tôi cũng thấy những câu ấy như ngấm vào tim.
Không chỉ trẻ con mà chúng ta còn kỳ vọng rất nhiều vào gia đình, bè bạn, người yêu . Đôi khi từ cái lí do “vì bản thân người đó” mà có thái độ nghiêm khắc. Đặc biệt là nếu đứng trên cái lập trường gọi là “bố mẹ”, từ cái áp lực tâm lý là phải khiến con mình phải người lớn tự lập thì dẫu thế nào cũng trở nên nghiêm khắc . Tuy nhiên, điều đó đôi khi sẽ dồn ép con trẻ quá mức cần thiết và cướp đi sự tự tin tối thiểu con trẻ.
Mặc dù vậy, Nếu mỗi ngày bọn trẻ chỉ toàn có ăn rồi ngủ, chơi thôi thì nếu nói là lo lắng thì những người làm bố mẹ cũng đáng lo thật đấy, nhưng mà về cơ bản thì chỉ cần chúng sống khoẻ mạnh thì tôi cũng thấy an tâm rồi.
Đáp án 2,3,4.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Thanh Hằng

NGÀY 7: SỰ CÁCH BIỆT CỦA THÀNH CÔNG
Ở công ty tôi đang thực tập, tôi thường bắt gặp những khoảnh khắc cách biệt về học lực. Nó không phải là cách biệt về năng lực, mà cách biệt trong ý trí ở lúc như thế nào thì sẽ bỏ cuộc “ui, cái này thì tôi không thể đâu”.
Việc mà những người có thành tích học tập cao thu lại được những thành tích ưu tú thì không phải năng lực của người đó cao, mà là vì họ có sự tự tin trong cái quá trình trưởng thành đó rằng “Nếu làm, thì sẽ được thôi” hoặc “Nếu là mình thì không thể không biết được”. Sự tự tin này, đã được chứng minh trong những trải nghiệm thành công trong quá khứ.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Trần Đức

NGÀY 8: VAI TRÒ CỦA BỐ MẸ TRONG NUÔI DẠY CON
Bọn nhỏ hay nói rằng “mẹ thì đáng sợ hơn bố”. Chẳng phải là hình tượng người mẹ là người hay la mắng nay đã trở nên phổ biến hay sao? Trong trường hợp người Bố là người ra ngoài làm việc thì cho dù thế nào thời gian người Mẹ tiếp xúc với con cái sẽ trở nên dài hơn. Vì vậy mà, vai trò la mắng dễ xoay quanh người mẹ. Thêm vào đó, vì Bố ít khi có thể ở cùng con cái nên cái cảm xúc không muốn bị con cái ghét trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy mà chả có ý định mắng bọn nhỏ. Nếu lúc nào cũng chỉ mắng mỏ thì người Mẹ dần cũng không thích việc nuôi dạy con cái.
Có một chuyên gia nói rằng, người Mẹ có vai trò “bao bọc”, cũng có nghĩa là có trách nhiệm đón nhận con cái một cách dịu dàng, còn người Bố nên giữ vai trò phân chia có nghĩa là họ nên có vai trò dạy dỗ nghiêm khắc con cái về quy củ. Có lẽ nếu sau khi bị bố mắng mà người mẹ theo sát con thì mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái sẽ trở nên tốt hơn. Ở cái thời điểm mà việc mắng con là cần thiết mà chính người Bố làm nhiệm vụ đó thì việc nuôi dạy con cái sẽ trở nên suôn sẻ hơn.
Nhưng đúng thật hiện tại khác với ngày xưa, vai trò của Bố và Mẹ nó đã không còn mang tính cố định nữa. Hiện tại, việc phân chia nghĩa vụ giữa nam và nữ trong gia đình đang dần mất đi ranh giới. Tuy nhiên, trong việc nuôi dưỡng con cái thì nên lắng nghe ý kiến của chuyên gia thì chẳng phải tốt hơn sao.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Thanh Hằng Nguyễn

NGÀY 9: CÔNG VIỆC MÌNH THÍCH LIỆU CÓ PHÙ HỢP VỚI MÌNH HAY KHÔNG?
Theo một bài kí sự thì trong những người trẻ tuổi từ tháng tư này làm việc với tư cách là một nhân viên mới, có kha khá người có suy nghĩ là “ có lẽ đến lúc nghỉ việc công ty hiện tại thôi”. Dưới đây là ý kiến của một người trong số đó.
Với dự định làm công việc mà tận dụng được chuyên môn thời đại học mà tôi lựa chọn công ty hiện tại, và nguyện vọng công việc liên quan đến việc nghiên cứu những kĩ thuật mới. Tuy nhiên, cái mà được nhận từ thực tiễn lại là công việc quản lí những linh kiện sửa chữa. Đó là làm những việc như là kiểm tra về số lượng, chủng loại của những linh kiện cần thiết, tạo dữ liệu trên máy tính, và liên hệ với công trường. Chỉ toàn lặp lại những việc giống thật nhàm chán. Và tôi muốn chuyển sang công ty khác mà có thể phát huy bản thân hơn nữa.
Cái công việc mà anh ấy nói là “muốn làm mà chẳng cho làm” ấy liệu có phải là cái công việc thực sự có thể thoả mãn anh ấy được không? . Công việc có thú vị hay không, trên thực tế mà không làm thử thì chẳng biết được. Thực tế thì có làm cái công việc ấy đi chăng nữa thì vẫn có khả khả năng mình nghĩa là “chưa chắc nó đã thế”.
Ở trong cái tổ chức được gọi là công ty, vừa có thể trải nghiệm được công việc đa dạng mà ko kiên quan đến nguyện vọng hay ko, và có thể gặp gỡ được những công việc khác nhau. Tuỳ vào mức độ chuyên tâm, lỗ lực vào công việc mà có thể chúng ta sẽ tìm ra công việc thú vị hơn cả việt mình muốn làm mà mình đã tưởng tượng trước khi làm.
Công việc là thứ trong khi tích lũy kinh nghiệm và mình tự phát hiện ra ” cái việc này thì phải kì công như thế này”. Độ thú vị của công việc, bạn sẽ hiểu ra nó từ việc tích luỹ kinh nghiệm.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Trần Đức

NGÀY 10: VAI TRÒ CỦA TÓC
Chúng ta đều biết là tóc giúp bảo vệ đầu. Tuy nhiên, nó còn có vai trò khác. Có những chất trở nên độc hại khi vào cơ thể chúng ta từ thức ăn. Chúng đi vào mạch máu, rồi đi vào tóc và tích tụ lại trên từng sợi tóc. Sau đó, qua thời gian, tóc rụng theo tự nhiên và chất độc cũng đồng thời được đảo thải ra khỏi cơ thể. Tóc không chỉ bảo vệ đầu khi bị va chạm vào vật gì đó.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Yuki Hime