Home / JLPT N3 / Tổng hợp 15 Bài dịch hay trong phần đọc hiểu JLPT N3, N2 – Phần 3

Tổng hợp 15 Bài dịch hay trong phần đọc hiểu JLPT N3, N2 – Phần 3

Tổng hợp 15 Bài dịch hay trong phần đọc hiểu JLPT N3, N2 – Phần 3

NGÀY 11: SỰ CHUẨN BỊ
Nếu mưa thì che ô. Nếu không có ô thì dùng chiếc khăn để đội. Đến khăn cũng không có thì đành phải chịu ướt. Việc mà không mang ô những ngày mưa là vì chủ quan về thời tiết nên không chuẩn bị trước. Sau khi ướt mưa ta mới bắt đầu biết đến sự cần thiết của chiếc ô. Hơn thế nữa, vào những ngày mưa tiếp theo ta sẽ nghĩ làm thế nào để không bị ướt. Nếu tạnh mưa, thì cho dù thế nào cũng nhất định phải chuẩn bị cho mình cái ô. Đó là một bài học của cuộc đời.
Đây là việc chúng ta hiểu rất rõ, ở thế giới này và cả ở cuộc đời mình nữa, nếu có ngày nắng thì cũng sẽ có ngày mưa. Có lúc thuận lợi thì cũng có những lúc khó khăn. Tuy nhiên, nếu những ngày nắng cứ liên tục thì sẽ khiến ta quên đi những ngày mưa. Khi sự thuận lợi liên tiếp chúng ta lại lỡ đi quá, xao nhãng. Cái đó cũng là một tâm thế của con người.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Thanh Hằng Nguyễn

NGÀY 12: THỂ CHIA TRONG TIẾNG NHẬT
Chúng ta thay đổi quần áo sao cho hợp với từng hoàn cảnh. Ví dụ như người lúc nào cũng mặc áo thun cùng với quần jean chẳng phải cũng sẽ mặc bộ suit hoặc những quần áo đẹp khi dự tiệc hay sao. Ngôn từ cũng vậy, tùy theo từng trường hợp khác nhau mà sử dụng. Ví dụ như, tiếng Nhật khi nói và khi viết thể văn sẽ khác nhau. Hơn nữa, trong văn viết có những thể như “thể desu” hay “thể da” hay “thể de aru”. Ở sơ cấp, chúng ta đã học tập trung vào ngôn ngữ nói. Ở trung cấp, sẽ học tăng thêm ngôn ngữ viết. Nếu biết thêm “thể da”, “thể de aru” thì đoạn văn sẽ trở nên dễ đọc hơn nhỉ.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Thanh Hằng Nguyễn

NGÀY 13: ĐỀ ÁN VỀ VIỆC CÓ NÊN HỌC ĐẠI HỌC
Cho đến bây giờ, nếu mà nói là cái nào thì Tôi đã suy nghĩ với quan điểm nên học và làm việc với tâm thế như thế thì sẽ hạnh phúc, nhưng bây giờ không phải như vậy, tôi đang thử suy nghĩ cái trên quan điểm với thể chế xã hội hiện thời thì những cái gì là tốt?

Tôi đang suy nghĩ về 1 đề án là : sẽ như thế nào nếu thay đổi quá trình học lên một chút, nói mạnh bạo hơn là cấm học lên đại học trực tiếp từ trung học mà tạm thời ra ngoài xã hội làm việc đã thì sao?
Đây là việc được nói đến rất nhiều, Trường đại học Nhật Bản là đích đến, điểm vàng của các kì thi nhập học nhưng còn cái ý thức ở đó học gì, và sẽ trau dồi được gì ở đó thì khá là mờ nhạt, mơ hồ. Mặt khác, tôi thường hay bắt gặp bóng dáng nhiều người sau khi học xong đại học, bắt đầu đi làm thì lại hối hận và đáng tiếc phải chi mình đã học thật chăm chỉ hơn lúc còn học đại học. Tôi nghĩ đây thật sự rất đáng tiếc.

Nếu nói những điều giống như thế này, có lẽ những thầy cô giáo sẽ nhận được những lời chỉ trích rằng ”Chẳng phải nếu bắt chúng tôi học thêm một chút ở đại học thì tốt hơn sao? Cái đó chẳng phải là trách nhiệm của các giảng viên đại học đã không dạy thật nghiêm chỉnh hay sao? “. Quả thật là tôi nghĩ giáo viên cũng có nhiều điểm cần xem lại. Nhưng hiện trạng, tôi cũng có cảm giác rằng những sinh viên đại học họ không có động lực học.
Điều nàylà bởi vì cũng có mặt là nếu không thử trải nghiệm những thứ như công việc thực tế ngoài xã hội thì sẽ không cảm giác được tính cần thiết và tính quan trọng của học vấn . Đặc biệt tôi nghĩ học vấn giống như ngành kinh tế cũng có khuynh hướng mạnh mẽ giống vậy.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Quỳnh Huơng

NGÀY 14: BÀI HỌC VỀ TRẢI NGHIỆM MUA SÁCH
Tôi hay mua sách vì tôi thích sách nhưng hôm trước tôi đã thất bại mất rồi. Khi tôi đang ở nhà đọc quyển sách vừa mới mua, tôi có linh cảm là đã từng đọc trước đây rồi. Tôi nghĩ có lẽ tôi đang có quyển sách đó và sau khi tìm thử trên giá sách thì quả nhiên là có. Và tôi nhớ là đã đọc quyển sách này rồi.

Tôi thỉnh thoảng thất bại như thế này. Mặc dù cuốn sách đã đọc hết rồi vậy mà tôi quên cả việc đã mua và nội dung luôn. Khi mà đó là quyển sách không thú vị thì tôi trở nên ân hận vì đã trả tiền 2 lần vì một quyển sách nhàm chán.

Nhưng khi mà đó là quyển sách thú vị và cảm động thì tôi không chỉ tiếc nuối mà còn trở nên ghét chính mình. Tôi cảm thấy thất vọng về bản thân đã quên mất từng đọc quyển sách mà mình nghĩ là hay như vậy.
Có lẽ từ giờ trở đi tôi sẽ tiếp tục giống như thế. Nhưng vì đọc sách rất vui nên có vẻ vẫn sẽ lui tới hiệu sách.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Vini Quỳnh

NGÀY 15: TẠI SAO NGƯỜI LỚN HỌC LẠI NHANH QUÊN
Một trong những nguyên nhân to của người lớn chúng ta trong việc học mà mãi chẳng thể lý giải nổi thực ra là do chúng ta không ôn lại bài cẩn thận. Học tập ở thời học sinh cho dù có không thích đến mấy thì nó cũng được lồng ghép vào trong giáo án rồi nên kiến thức dễ lắng đọng hơn. Ngược lại với việc này, khi người lớn chúng ta tự học nếu không ý thức và tự tạo cơ hội để ôn tập lại thì chỉ đọc sách có một lần thôi cũng sẽ có khuynh hướng nghĩ là mình là “hiểu rồi. không sao đâu”.
Với đặc tính của não bộ, những thông tin thu được qua mắt và tại sẽ được lưu lại, trong số đó những thông tin bị coi như là không cần thiết sẽ tự động bị cất vào vùng đáy của não. Ở đâu đó trong não bộ dựa sẽ phân loại ra đâu là thông tin cần thiết và đâu là thông tin không cần thiết, dựa vào việc thông tin được nhắc đi nhắc lại. Khoảng thời gian lưu trữ này được cho là khoảng 1 tháng, tức là, bằng việc thông tin được tiếp nhận ít nhất 2 lần 1 tháng vào bộ não thì não sẽ phán đoán đó là thông tin cần thiết và kiến thức sẽ lắng đọng lại. Nếu nói ngược lại, cho dù ta định đưa thông tin ấy vào đầu một lần và nhớ nó, nhưng thông tin trong vòng một tháng không được nhắc lại thì sớm muộn gì cũng bị coi như là thông tin không cần thiết và não sẽ dọn dẹp nó vào đâu đó.
Kết quả là, những kiến thức chắc chắn đã nhớ tạm thời ấy trong chốc lát sẽ bị xoá bỏ trong kí ức, khi thử thí nghiệm thực tế đã xảy ra việc hoàn toàn không thể nhớ ra điều gì. Vì vậy, tuy thất vọng “vì có tuổi rồi nên khả năng ghi nhớ giảm”, hay là “chắc chắn là đã có thể làm được, mà…”, nhưng thực tế thì không phải nguyên nhân là do sự lão hoá hay do bất cứ thứ gì mà phần lớn đơn giản là do ta không ôn lại bài cũ mà thôi.
Trích và sửa từ bài dịch từ bạn @Thanh Hằng Nguyễn