Home / Học tiếng Nhật / Chia sẻ về cách làm Kanji, Từ vựng các dạng bài thi JLPT

Chia sẻ về cách làm Kanji, Từ vựng các dạng bài thi JLPT

[P1]: HÁN TỰ & TỪ VỰNG
CHIA SẺ VỀ CÁCH LÀM VÀ CHÚ Ý TỪNG DẠNG BÀI THI JLPT

問題1&2: CÁCH ĐỌC KANJI VÀ NGƯỢC LẠI

🏷 CÁCH LÀM: Đây là mondai không cần dịch hết câu chỉ cần đọc từ vựng gạch chân và chọn cách đọc hoặc hán tự của từ đó. Dạng mondai này đi thì chỉ có nhìn là khoanh liền thôi nha.

📍Chú ý: Dù là làm nhanh nhưng mình luôn phải cẩn thận những lỗi hay sai như : sai trường âm, chọn quá nhanh nên đôi khi nhầm nét hán tự hoặc nhìn nhanh quá nên chọn theo thói quen từ vựng hay sử dụng.

Ví dụ như: 圧勝 thì đọc là ゆうしょう(優勝) vì từ này mình hay sài hơn, quen hơn. Nên tóm lại là nhanh nhưng phải cẩn thận và cách để có thể xóa tan đi nỗi nghi ngờ về có trường âm hay không như sau:
+ Chữ hán tự mà âm hán có 4 âm tiết trở lên thường có trường âm
+ Chữ hán tự kết thúc bởi âm tiết Ê, ƯU, P, AO, cũng có trường âm.

問題3: TIỀN TỐ HẬU TỐ
Tiền tố-hậu tố là dạng bài thường hay xuất hiện trong mondai 3 của đề thi JLPT N2( JLPT N3 thì không có nhé, bạn nào thi N3 thì có thể đọc tham khảo vì lâu lâu cũng có 1 vài loại từ này xuất hiện trong JLPT N3 ). Dạng từ vựng này thực ra còn có tên là 語形成 tức là hình thành từ vựng.

🏷 CÁCH LÀM: Không cần dịch cả câu chỉ cần để ý đến từ vựng cần ghép. Nếu thuộc từ đã biết thì khoanh liền tay, nếu gặp từ không biết thì bạn chỉ cần đưa từ vựng cần ghép bên trên về nghĩa tiếng việt sau đó ghép lần lượt nghĩa của chữ hán trong các đáp án( ý nghĩa nguồn gốc nha) và ghép lên từ nào hợp nhất thì chọn.

Ví dụ: 外からあまり見えないように、この窓は( )透明にしてある。
1 弱
2中
3低
4半

– 透明(とうめい)là TRONG SUỐT
+ 1 弱 – Yếu –> trong suốt yếu, yếu trong suốt(cái này kỳ đúng không?-> sai.
+ 2中 – Ở giữa, ở trong → giữa trong suốt nên sai.
+ 3 低 -Thấp –> trong suốt thấp nên sai.
+ 4半: bán , một nửa–> Bán trong suốt (hợp lý nè)-> đây là đáp án đúng nhất.

Các bạn hiểu cách làm rồi đúng không ạ? Tóm lại để xác định đúng từ vựng thì chỉ cần lôi về nguồn gốc của hán tự là ra nè.

問題4: ĐIỀN TỪ VỰNG THÍCH HỢP VÀO CHỖ TRỐNG.

🏷 CÁCH LÀM: Đây là mondai cần phải đọc và dịch nghĩa cả câu sau đó ghép lần lượt 4 đáp án lên và chọn câu nào nào hợp về nghĩa nhất.

📍Chú ý: Cần lướt qua cả 4 đáp án, không nên chủ quan đọc đến đáp án 2 thấy hơi phù hợp rồi chọn liền vì vốn tiếng Việt của chúng ta hơi hơi kỳ một tị nên đôi lúc mình cảm giác là đáp án đó dịch đúng đúng nhưng mà cũng có thể tiếng Việt của mình lại bị sai sai. ( cái này mình nói mình thôi nha, nếu bạn nào tiếng Việt giỏi thì bỏ qua ạ hihi) nên tốt nhất là thay cả 4 đáp án và chọn đáp án dịch thấy hợp nhất về nghĩa tiếng Việt nhé!

Ví dụ: 30年後の自分が何をやっているか、( )してみてください。
1.確認 2.観察 3.工夫 4.想像
Với câu này có nhiều bạn đọc đến đáp án 1 dịch là: Xin hãy xác nhận bản thân mình 30 năm nữa sẽ làm gì. Cũng thấy hơi hợp hợp thế là chọn luôn. Hi hi nhưng mà các bạn không biết là đáp án 4 mình không đọc ý nó còn hợp hơn nữa. Vì vậy nên làm nhanh nhưng phải cẩn thận nhé!

問題5: TỪ ĐỒNG NGHĨA

🏷 CÁCH LÀM: Đây là mondai cũng không cần đọc hết cả câu mà chỉ cần để ý đến từ vựng gạch chân và chọn từ đồng nghĩa với nó.

📍Chú ý: Nếu từ vựng gạch chân mà mình không biết thì lặng lẽ bỏ qua để dành sức làm câu khác nhé. Vì bạn có cố gắng dịch để đoán và thế từ ở đáp án lên cũng không đoán được vì cả 4 đáp án thể lên đều hợp nghĩa nha hihi.

Ví dụ: (まぶしく)てポスターの字がよく見えない。
1. 明るすぎて 2. 遠すぎて 3. 小さすぎて 4. 薄すぎて
Câu này nếu không biết nghĩa của từ まぶしい  thì bạn dịch câu nào lên cũng thấy đúng hết ¥, ví dụ quá xa nên không nhìn rõ chữ, quá nhỏ hay quá nhạt cũng vẫn được nè. Thế nên hãy để dành sức lực cho câu khác nha, bỏ 1 câu cũng không sao lắm đâu nè.

問題6: ĐẶT CÂU ( CÁCH SỬ DỤNG TỪ)

🏷 CÁCH LÀM: Đây cũng là mondai nếu biết từ vựng cần đặt câu là gì thì hãy làm còn không biết thì mình hãy lặng lẽ khoanh lụi và chuyển qua câu khác nhé.

Dạng bài này có 2 cách thường hay ra:
Nghĩa của từ: Tức là bạn chỉ cần đọc dịch cả 4 câu là có thể loại được những đáp án đọc cái thấy nghĩa kỳ và chọn được đáp án ngay. Dạng này thì dễ rồi nè.)

Ví dụ: 断る: từ chối
1. みんなに反対されたが、わたしは自分の夢を断らなかった。
2. 誰もそのうわさを断らないので、本当のことなのかもしれない。
3. わたしは40歳のとき、勤めていた会社を断って、農業を始めた。
4. 友人に映画に行こうと言われたが、用事があるので誘いを断った。
Câu này dịch từng câu bạn sẽ thấy kỳ ngay nè ví dụ từ chối giấc mơ, từ chối lời đồn, từ chối công ty -> thấy kỳ kỳ có nghĩa là sai nhé. → đáp án 4 nè.

Phân biệt cách sử dụng: Nếu bạn đọc 4 đáp án và thấy câu nào nghĩa cũng thuận thì đây chính là dạng yêu cầu bạn phải biết từ vựng của mình sử dụng trong trường hợp như thế nào. Nếu biết bạn khoanh liền luôn, nếu không biết bạn có thể lại trừ từng câu nếu câu đó cùng một nghĩa nhưng có thể thay thế bằng một 表現 khác mà bạn biết thì câu đó là câu sai và bạn chọn câu còn lại nhé.

Ví dụ:
減少 : giảm thiểu
1. わたしが勤めている高校では、図書室の利用者がかなり減少している。
2. セールで値段が波少したので、欲しがった服を数枚買った
3. 今学期は熟心に勉強したのに、前の学期より成績が減少してしまった。
4. この図は大きすぎるので、半分に減少してコピーしてください。
Đáp án 4: Có từ thay thế là làm nhỏ (縮小) hơn nữa dịch câu cũng hơi kỳ-> sai
Đáp án 3: Thành tích giảm có thể dùng 下がる→ sai
Đáp án 2: Giá cả giảm cũng có thể dùng 下がる-> sai
Vậy đáp án là 1 nè.

Tóm lại, phần từ vựng và hán tự khi đi thi biết là biết mà không ết là không biết chứ hoàn toàn không có mẹo nào để không biết nhưng vẫn đoán được đáp án. Và đây là toàn bố chú ý của mình khi làm phần thi này, rất mong sẽ có thể có một vài gợi ý nào đó cho những bạn lần đầu tiên đi thi nói riêng và tất cả các bạn nói chung.

Hãy chia sẻ cách làm của các bạn với mình nhé và hẹn các bạn phần ngữ pháp và đọc hiểu ở phần 2. Chúc các bạn một mùa thi bội thu!
Cảm ơn Hinxu Tanoshii đã chia sẻ.

Trong hình là mẫu đề thi JLPT N2 để các bạn tham khảo có đáp án.

Xem thêm bài:
Từ vựng Mimi Kara Oboeru N2 (Theo từng bài)
162 Câu Bài tập Từ Vựng JLPT N2 (Dùng từ đúng)