Ngữ pháp N4: Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật
I. Cách chia thể bị động trong tiếng Nhật
Nhóm I: Chuyển い thành あれ.
~ます => 受身(うけみ)
ききます => きかれます
よみます => よまれます
つかいます => つかわれます
こわします => こわされます
Nhóm II: Thêm られ
たべます => たべられます
みます => みられます
Nhóm III:
きます => こられます
します => されます
II. Cấu trúc của thể bị động trong tiếng Nhật
1. Câu bị động trực tiếp (chỉ có 1 tân ngữ)
Dạng chủ động: A は Bを + V chủ động.
→ Dạng bị động: B は A に + V (受身形 )
Ví dụ :
1)私は社長にほめられました。
Watashi wa shachou ni homeraremashita.
Tôi đã được giám đốc khen.
2) 先生に注意されました。
Sensei ni chuui saremashita.
Tôi bị thầy giáo nhắc nhở.
2. Câu bị động gián tiếp (2 tân ngữ)
Dạng chủ động: A が Bに N を + V chủ động
→ Dạng bị động:B は A に N を + V (受身形 )
Ví dụ :
1) 私は母に買い物を頼まれました。
Watashi wa haha ni kaimono wo tonomaremashita.
Tôi được mẹ nhờ đi mua đồ.
2) 私はどろぼうにバイクをとられました。
Watashi wa dorobou ni baiku wo toraremashita.
Tôi bị trộm lấy mất chiếc xe đạp.
Lưu ý :
+)Sử dụng linh hoạt trong trường hợp nào là bị, trường hợp nào là được.
+) Không dùng bị đông với chủ ngữ là vật vô tri vô giác .
Ví dụ :
わたしは先生に日本語をほめられました。 (o)
→ Tôi được thầy giáo khen tiếng Nhật.
わたしの日本語は先生にほめられました。 (x)
→ Tiếng Nhật của tôi được thầy giáo khen.
+) Không dùng trong câu thế hiện ý biết ơn.
Chú ý: Khi cảm thấy bị làm phiền hoặc khi tâm trạng không thoải mái, người Nhật thường sẽ dùng câu bị động. Câu bị động mang nghĩa tốt cũng được sử dụng nhưng ít hơn và thường được dùng với mẫu câu てもらいます hay てくれます.
Xem thêm:
Ngữ Pháp N4: Nói về mục đích
Cấu trúc chỉ Mục Đích trong tiếng Nhật