Trợ từ 「は」và 「が」trong tiếng Nhật
Thứ làm bạn thấy khó hiểu nhất có lẽ là “wa” và “ga”. Thực ra tôi đã học ở trong trường ngoại ngữ nhưng không thấy giáo viên nào giải thích được rõ ràng sự khác nhau. Họ thường chỉ giải thích là “wa” là nhấn mạnh chủ ngữ, còn “ga” là nhấn mạnh vị ngữ. Tôi thấy không hẳn như vậy, mà “wa” và “ga” có chức năng ngữ pháp khác nhau. Dưới đây, tôi sẽ giải thích thật đơn giản, rõ ràng cho các bạn về “wa” và “ga”.
Phần 1: は và が: Khi nào dùng “wa”, khi nào dùng “ga”?
Bạn thấy có vẻ như là “wa” và “ga” có thể dùng thay thế cho nhau mà ý nghĩa không thay đổi và người nghe vẫn hiểu được. Quả thật là người nghe sẽ hiểu, bởi vì thực ra nếu bạn lược bỏ bớt trợ từ thì dựa vào nội dung người nghe vẫn phán đoán được nội dung nhưng bạn sẽ SAI. Ví dụ, bạn biết hai câu sau khác nhau như thế nào không?
(1) 私はりんごを食べました。
(2) 私がりんごを食べました。
Hai câu trên có vẻ như có cùng ý nghĩa, nhưng thực ra không phải. Câu (1) là câu đúng, nó là một CÂU KỂ. Còn câu (2) nếu đứng đơn độc thì là một câu SAI, câu (2) CHỈ CÓ THỂ LÀ CÂU TRẢ LỜI cho một câu hỏi về chủ thể.
“wa” dùng cho CÂU KỂ
[Chủ thể] wa [tính chất]/[hành động]
Ví dụ:
彼女は素敵ですね。
Cô ấy thật tuyệt nhỉ.
イナゴは稲田を飛んでいます。
Cào cào đang bay qua ruộng lúa.
(素敵=すてき、稲田=いなだ、飛ぶ=とぶ)
“ga” dùng cho CÂU TRẢ LỜI của câu hỏi về chủ thể
Trở lại ví dụ trên:
(1) 私はりんごを食べました。
(2) 私がりんごを食べました。
Thực ra câu (1) là câu kể lại sự kiện, còn (2) không phải là câu đứng một mình. Nó là CÂU TRẢ LỜI cho câu hỏi:
誰がりんごを食べましたか?
Ai đã ăn táo?
私がりんごを食べました。
Là tôi đã ăn táo.
(誰=だれ)
Các ví dụ khác:
(A)
ナガズキ:面白いですね。
Nagazuki: Hay nhỉ.
すいかちゃん:何が面白いですか?
Suika-chan: Cái gì hay ạ?
ナガズキ:その看板が。
Nagazuki: Tấm bảng đó đó.
(面白い=おもしろい)
(B)
– 誰がすいかちゃんですか。
Ai là bé Dưa Hấu?
– その子がすいかちゃんですよ。
Cô bé kia là Dưa Hấu đó.
– 何がいいの?
Cái gì thì được?
– リンゴがいいよ。
Táo thì được đấy.
Đến đây có lẽ bạn đã thấy sự khác nhau về CHỨC NĂNG NGỮ PHÁP của “wa” và “ga”. “wa” và “ga” còn các chức năng ngữ pháp khác mà tôi sẽ nói với bạn ở dưới đây.
“wa” dùng cho CÂU, “ga” dùng cho VẾ CÂU
“wa” dùng cho câu hoàn chỉnh có dạng sau:
Cào cào chiên ngon thiệt.
サイゴンは世界の華麗な都市のひとつです。
Sài Gòn là một trong những thành phố hoa lệ trên thế giới.
人民は歴史を作り上げる者です。
Nhân dân là những người làm nên lịch sử.
(華麗=かれい、世界=せかい、都市=とし、人民=じんみん、
歴史=れきし、作り上げる=つくりあげる、者=もの)
“ga” tạo nên vế câu dạng:
[chủ thể] が [tính chất]/[hành động] {koto/mono}
Ví dụ:
彼がしたこと
Việc anh ta đã làm
すいかちゃんが書いた手紙
Thư bé Dưa Hấu viết
踊り子が踊った踊り
Điệu nhảy vũ công nhảy
彼女がくれたもの
Những thứ cô ấy đưa cho tôi
顔立ちがきれいな女性
Những phụ nữ có gương mặt đẹp
Bạn hãy xem câu sau:
彼がしたことを知っています。
Câu này là một câu đúng, và là một câu KỂ SỰ KIỆN, nhưng lại dùng “ga”??
Thực ra, nếu bạn dịch là:
Anh ấy biết việc đã làm.
thì bạn đã không hiểu ý nghĩa câu trên. Câu này thực ra phải dịch là:
Tôi biết việc anh ta đã làm.
Bởi vì, trong câu tiếng Nhật, chủ ngữ (“tôi”) đã được ẩn đi. Câu đầy đủ của câu trên là:
私は彼がしたことを知っています。
Do đó bạn có thể thấy 彼がしたこと chỉ là một vế câu, nó tạo nên một cụm có tính chất danh từ, làm đối tượng cho hành động “biết” của chủ thể “tôi” (mà đã được ẩn đi).
Bạn có thể thấy ngữ pháp của câu như sau:
(私は) [彼がしたこと] を知っています。
(Chủ thể ẩn) [vế câu làm đối tượng của hành động] を [hành động]
Do đó chúng ta nên nhớ theo cách sau:
“GA” dùng cho VẾ CÂU
Ví dụ:
彼女は体が整っています。
Cố ấy cơ thể rất gọn gàng.
彼は頭がいい。
Anh ấy rất thông minh.
頭 が痛い。
Tôi đau đầu quá.
(=私は頭が痛い)
この布は模様がいいですね。
Tấm vải này hoa văn đẹp nhỉ.
日本への旅行は料金が高い。
Du lịch Nhật Bản mắc tiền.
彼は故郷が大地震に遭ったことを知っていますか。
Anh ấy có biết việc quê nhà gặp động đất lớn không?
あなたは態度が失礼だ。
Anh thái độ thật vô lễ.
Từ vựng:
彼女=かのじょ、体=からだ、整う=ととのう、彼=かれ、頭=あたま、痛い=いたい、布=ぬの、模様=もよう、日本=にほん、旅行=りょこう、料金=りょうきん、高い=たかい、故郷=ふるさと、大地震=だいじしん、遭う=あう、知る=しる、態度=たいど、失礼=しつれい
“WA” có thể BỊ ẨN theo chủ ngữ (“tôi”)
Ví dụ:
彼女が美人であることを知っていますよ。
Tôi biết cô ấy là một người phụ nữ đẹp đấy.
(=私は、彼女が美人であることを、知っていますよ。)
サイゴンの雨がロマンチックなことを知りませんでした。
Tôi đã không biết là mưa Sài Gòn thật lãng mạn.
ご飯を炊くことができます。
Tôi có thể nấu cơm. (=私はご飯を炊くことができます。)
この歌が歌えます。
Tôi có thể hát bài này. (=私はこの歌が歌えます。)
彼女はご飯が炊けません。
Cô ấy không biết nấu cơm. (Không ẩn chủ ngữ)
Từ vựng:
美人=びじん[mỹ nhân]、ご飯=ごはん、炊く=たく、歌=うた、歌う=うたう)
Phần 2: Dùng WA và GA để nhấn mạnh đối tượng
“は”(WA) có thể dùng thay “を” (WO) để nhấn mạnh đối tượng
WA = “thì”, “là” trong tiếng Việt
WA kết hợp với GA để nhấn mạnh đối tượng smile emoticon nhấn mạnh CHỦ ĐỀ)
Ví dụ 1:
A:この問題はどうしますか。
B:この問題は私が対応します。
A: Vấn đề này thì sẽ làm thế nào?
B: Vấn đề này tôi sẽ giải quyết.
Bạn có thể thấy là “この問題” và “Vấn đề này” đã được đặt lên trước mặc dù nó là đối tượng của hành động, nhằm mục đích nhất mạnh.
Thông thường sẽ phải là:
A:この問題をどうしますか。
B:私はこの問を対応します。
A: Chúng ta làm thế nào với vấn đề này?
B: Tôi sẽ giải quyết vấn đề này.
Ở đoạn hội thoại trên, chúng ta thấy không có sự nhấn mạnh vào đối tượng.
Ví dụ 2:
A:食べ物は誰が食べましたか?
B:スイカは私が食べました。
A: Thức ăn là ai đã ăn?
B: Dưa hấu là tôi ăn.
Ví dụ 3:
それは私がやりましょう。
Cái đó để tôi làm cho.
Trong trường hợp đưa đối tượng lên để nhấn mạnh, thì chủ thể sẽ được theo sau bởi “GA”. Các bạn hãy xem ngữ pháp dưới đây để thấy việc kết hợp “WA” và “GA” để nhấn mạnh đối tượng:
Câu thông thường:
[Chủ thể] は [đối tượng] を [hành động]
私はスイカを食べました。
Câu nhấn mạnh:
Chúng ta có thể thấy tiếng Việt cũng đảo đối tượng lên trước để nhấn mạnh (thường dùng trợ từ “thì”), ví dụ:
Thịt thì treo lên, còn gạo thì nhớ đậy lại nhé.
(So sánh: Con treo thịt lên và đậy gạo lại nhé.)
Bánh kẹo là ai mua vậy?
(So sánh: Ai mua bánh kẹo vậy?)
Chúng ta có thể thấy, trong tiếng Việt, đảo đối tượng lên để nhấn mạnh thường là:
1) Trong câu hỏi
2) Khi đang nối tiếp nội dung từ trước đó (ví dụ đang dặn dò việc cất thức ăn thì nói “Thịt thì treo lên”).
Còn GA (が)? Thường dùng cho quán ngữ (cụm từ được dùng theo thói quen).
Hãy xem ví dụ sau:
大雨が降っています。
Trời đang mưa rất to.
(大雨=おおあめ)
Các hiện tượng thiên nhiên như 雨が降る (trời mưa), 風が吹く (かぜがふく, trời gió, gió thổi), 雪が降る (ゆきがふる, trời tuyết, tuyết rơi), 雷が鳴る(かみなりがなる, sấm rền, sấm kêu), 稲妻が閃く (いなずまがひらめく, có tia sét) thì dùng GA vì chúng được coi là một cụm từ đi với nhau hơn là một câu kể. Như trong tiếng Việt chúng ta thường nói “Trời đang mưa”, “Trời có gió”, … theo thói quen.
Chú ý là 降る furu ở đây là hành động tự thân smile emoticon tự động từ) của 雨 ame chứ không phải là hành động tác động lên đối tượng smile emoticon tha động từ) nào đó. Đó cũng là lý do mà GA được sử dụng.
Các bạn có thể nhớ theo quy tắc (mặc dù để phân biệt hai dạng không phải dễ):
Hành động tự thân: Dùng GA (が)
Ví dụ:
ごはんが出来上がりました。
Cơm chín rồi. / dekiagaru
Hành động tác động lên đối tượng: Dùng WA (は) và WO (を)
Ví dụ:
ご飯を炊きました。(=私はご飯を炊きました)
Tôi nấu cơm rồi. (taku = thổi cơm, nấu cơm)
Phần 3: の NO, で DE, に NI
の NO = “của” trong tiếng Việt, sở hữu cách
Ví dụ:
私のお金 = Tiền của tôi (お金=okane)
ぼくの彼女 = Bạn gái của tôi (彼女=kanojo)
私の彼 = Bạn trai của tôi (彼=kare)
NO dùng tạo bổ nghĩa (N + “no” + N: Danh từ + “no” + Danh từ)
Đây là trợ từ đơn giản nhất, tuy nhiên vẫn có nhiều người có thể dịch sai do dịch ẩu.
Ví dụ: Bạn biết hai cụm sau khác gì nhau không?
① サイゴンの夜
② 夜のサイゴン
(夜=yoru)
Nhiều người dịch cả hai là “Đêm Sài Gòn”, nhưng cụm thứ hai không phải như vậy. Cần phải nhớ là ở cụm từ thứ 2, “Sài Gòn” là chủ đề, chứ không phải là “đêm”, “đêm” chỉ là từ bổ nghĩa..
Phải dịch là:
サイゴンの夜 = Đêm Sài Gòn (Saigon’s night)
夜のサイゴン = Sài Gòn về đêm (Saigon by night)
(Dịch nguyên nghĩa theo chữ của 夜のサイゴン là “Sài Gòn của buổi đêm”.)
Ví dụ:
おれのお金を返せ!
Trả lại tiền cho tao!
それは私の彼女です。手を出さないでください。
Đó là bạn gái của tôi. Xin đừng động vào.
(返す=かえす, 手を出す=てをだす)
で DE (1) = “bằng” (chỉ phương tiện)
Ví dụ:
私はバスで学校に行きます。
Tôi sẽ đi bằng xe buýt tới trường (Tôi sẽ đi xe buýt tới trường.)
彼は画家になる夢で生きています。
Cậu ấy đang sinh sống bằng ước mơ trở thành họa sỹ.
私の親友は宝くじを売ることで生活しています。
Bạn thân của tôi đang sống bằng việc bán vé số.
(画家=がか、夢=ゆめ、生きる=いきる、親友thân hữu=しんゆう、宝くじ=たからくじ、売る=うる、生活sinh hoạt=せいかつ)
で DE (2) = “ở trong”, “tại” (chỉ hành động bên trong một nơi nào đó)
Ví dụ:
私たちは中心公園で散歩しました。
Chúng tôi đi dạo ở công viên trung tâm.
(chỉ hành động “đi dạo” diễn ra ở bên trong công viên trung tâm.)
サイゴン川で暮しましょう。
Chúng mình sống trên sông Sài Gòn đi!
私の夢はサイゴンで起業することです。
Ước mơ của tôi là tạo lập sự nghiệp ở Sài Gòn.
(中心 trung tâm=ちゅうしん、公園 công viên=こうえん、散歩tản bộ=さんぽ、 川 xuyên=かわ、 暮す=くらす、起業 khởi nghiệp=きぎょう)
に NI (1) = “ở”, “ở trong”, “ở tại” (chỉ một thứ ở trong một nơi nào đó)
Ví dụ:
お金は引き出しに置いてあります。
Tiền được đặt sẵn ở trong ngăn kéo.
国家の美しさは人民にあります。
Vẻ đẹp của quốc gia nằm ở trong nhân dân.
彼が描いた絵の特色は色の組み合わせにあります。
Điểm đặc sắc của tranh anh ấy vẽ là nằm ở cách phối màu.
Vậy thì NI (=ở trong, ở) có gì khác DE (=ở trong, tại)?
Khác biệt là DE là chỉ “hành động diễn tra trong một nơi nào đó”, còn NI là chỉ “một thứ nằm ở trong một nơi nào đó”:
川沿いで散歩してきました。
Tôi vừa đi dạo ở bờ sông về.
川沿いに花はたくさん咲いています。
Ở bờ sông hoa đang nở rất nhiều.
(引き出し=ひきだし、置く=おく、国家 quốc gia=こっか、美しさ=うつくしさ、国民 quốc dân=こくみん、描く=えがく、絵=え、特色 đặc sắc=とくしょく、色=いろ、組み合わせ=くみあわせ、川沿い=かわぞい、花=はな、咲く=さく)
に NI (2) = “tới”, “cho”, “với” (chỉ sự hướng tới đối tượng nào đó)
Ví dụ:
中心公園に歩きました。
Tôi đi bộ tới công viên trung tâm.
(Chỉ hành động “đi bộ” tới đích đến là “công viên trung tâm”.)
彼女に愛慕の心を告白しようと思います。
Tôi muốn thổ lộ với cô ấy tấm lòng ái mộ.
国王にこの短剣を渡したいです。
Tôi muốn đưa thanh đoản kiếm này cho quốc vương.
彼のビジネスに資金を投資しませんか。
Anh có đầu tư vốn vào kinh doanh của cậu ấy không?
(歩く=あるく、愛慕 ái mộ=あいぼ、心 tâm=こころ、告白 cáo bạch=こくはく、思う=おもう、国王 quốc vương=こくおう、短剣 đoản kiếm=たんけん、渡す=わたす、資金 tư kim=しきん、投資 đầu tư=とうし)
Phần 4: へ HE (ê), から KARA, を WO (ô), と TO
Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách sử dụng các trợ từ (hay giới từ) tiếng Nhật: へ HE (ê), から KARA, を WO (ô), と TO.
**************へ**************
へ HE (ê): (1) [hướng] tới, về phía; (2) [đưa] cho; (3) [hành động/suy nghĩ/tình yêu…] với
Viết là “he” nhưng đọc là “ê”.
HE chỉ một hành động hướng về phía nào đó, hay đưa cho ai đó, hay là hành động, suy nghĩ hướng về một ai đó.
Ví dụ:
へ HE (1): Phương hướng:
Chú ý: NI cũng dùng để chỉ phương hướng, nhưng NI là “đến và đang ở nơi đó”; còn HE là “đang đi về phía nơi nào đó”.
亀の池へ向かっています。
Tôi đang đi về phía hồ Con Rùa.
泉の上流の方へ行きましょう。
Chúng ta hãy đi lên phía thượng nguồn con suối.
(亀 quy=かめ、池 trì=いけ、向う=むかう、泉 tuyền=いずみ、上流 thương lưu=じょうりゅう、方 phương=ほう、行く=いく)
へ HE (2): Đưa cho ai: (=NI)
親友へ久しぶりに手紙を送りました。
Lâu rồi tôi mới lại gửi thư cho bạn thân.
(親友 thân hữu=しんゆう、久し振り=ひさしぶり、手紙=てがみ、送る=おくる)
へ HE (3): Hành động, suy nghĩ hướng tới đối tượng nào đó:
(Chú ý: Không thể dùng “ni” trong trường hợp này mà phải dùng “he” để diễn tả trừu tượng.)
愛しい君への恋は永遠に続くでしょう。
Tình yêu với em yêu dấu có lẽ sẽ là mãi mãi.
私たちのサイゴンへの愛情は不滅なものです。
Tình yêu của chúng ta với Sài Gòn là thứ bất diệt.
あなたへの思いはどうしてもなくせない。
Em không thể nào xóa đi những ý nghĩ về anh.
彼は遊牧民の生き方へのあこがれをずっと持っている。
Anh ấy đã luôn luôn có sự yêu thích lối sống của dân du mục.
(愛しい=いとしい、君 quân=きみ、恋 luyến=こい、永遠 vĩnh viễn=えいえん、続く=つづく、愛情 ái tình=あいじょう、不滅 bất diệt=ふめつ、思い=おもい、彼=かれ、遊牧民 du mộc dân=ゆうぼくみん、生き方=いきあた、持つ=もつ)
HE và NI khác gì nhau khi chỉ phương hướng? Chúng có khác nhau, bạn hãy xem so sánh cuối bài này.
**************から**************
から KARA: (1) Từ [đâu đến]; (2) nhận gì đó từ ai (cụ thể lẫn trừu tượng)
から KARA (1) = “Từ …”
私は森から果物をとってきたところです。
Tôi vừa hái hoa quả từ rừng về.
魚を湖から釣って焼いて食べましょう。
Câu cá từ hồ nướng ăn đi!
お店は朝10時から夜9時まで営業です。
Cửa hàng làm việc từ 10 giờ sáng tới 9 giờ tối.
今日は!今日のセールは190円からです。
Xin chào! Hàng khuyến mãi hôm nay có giá từ 190 yên.
サイゴンでの温度は25度から35度までです。
Nhiệt độ ở Sài Gòn là từ 25 độ tới 35 độ.
(森 sâm=もり、果物=くだもの、魚 ngư=さかな、湖 hồ=みずうみ、釣る=つる、焼く=やく、食べる=たべる、お店=おみせ、朝 triều=あさ、夜 dạ=よる、時 thời=じ、営業 doanh nghiệp=えいぎょう、今日は=こんにちは、今日=きょう、円 viên=えん、温度 ôn độ=おんど、度=ど)
から KARA (2) = Từ ai đó (Cụ thể hoặc Trừu tượng)
彼から「覇道の道」という本をもらいました。
Tôi nhận quyển sách gọi là “Con đường bá đạo” từ anh ấy.
(=彼に「覇道の道」という本をもらいました。)
高校の時代、私は恩師から画家になるよう多くの励ましをもらいました。
Thời học cấp 3, tôi nhận được rất nhiều sự động viên trở thành họa sĩ của thầy giáo cũ.
卒業ができたのは先生からの親切なご指導があったこそです。
Em tốt nghiệp được hôm nay chính là nhờ sự hướng dẫn tận tình của cô.
(覇道 bá đạo=はどう、道 đạo=みち、本 bản=ほん、高校 cao hiệu=こうこう、時代 thời đại=じだい、恩師 ân sư=おんし、画家 họa gia=がか、多く=おおく、励まし=はげまし、卒業 tốt nghiệp=そつぎょう、先生 tiên sinh=せんせい、親切 thân thiết=しんせつ、指導 chỉ đạo=しどう)
KARA và NI: NI có thể thay thế KARA khi dùng theo nghĩa nhận gì từ ai đó (trừu tượng); hành động sẽ là: morau (nhận), itadaku (nhận, dạng lịch sự), ukeru (nhận). Các câu trừu tượng ở trên đều có thể thay KARA bằng NI mà ý nghĩa không hề thay đổi. Lý do: NI có thể dùng theo nghĩa trừu tượng chỉ hành động hướng tới ai đó. Tuy nhiên, việc đưa cho ai đó cái gì thì chỉ có thể dùng NI chứ không thể dùng KARA.
Ví dụ có thể nói:
彼に本を渡した。
Tôi đưa quyển sách cho anh ấy.
Chứ không thể nói: “Kare kara ….” vì đây là việc đưa quyển sách đi chứ không phải nhận về.
(渡す=わたす)
**************を**************
を WO (ô): (1) Đối tượng cách; (2) [Đi] ngang qua…, [bay] ngang qua…
Đọc là “ô”, cách viết la tinh (roomaji): wo.
を WO (1): Đối tượng cách
Dùng WO để diễn tả hành động lên một đối tượng thì chắc là ai học tiếng Nhật cũng biết.
Ví dụ:
そいつは時間を惜しまず「やったらとまらない」ゲームやで日夜夢中にゲームをやっている。
Thằng đó ngày đêm say mê chơi trò chơi ở quán điện tử “Chơi là không dừng” không tiếc thời gian.
(時間 thời gian=じかん、惜しむ=おしむ、日夜 nhật dạ=にちや、夢中=むちゅう)
Tuy nhiên, tôi sẽ giới thiệu với các bạn cách dùng WO mà các bạn có thể chưa biết, và cách này khá hay:
を WO (2): [Đi, bay, …] ngang qua …
①私たちは苦労なく橋を渡った。
Chúng tôi đi qua cầu không khó khăn gì.
②森を走りましょう。
Mình chạy qua rừng đi!
③キリギリスは稲田を飛んでいます。
Châu chấu đang bay qua ruộng lúa.
Câu (3) nghĩa là châu chấu bay qua ruộng lúa, bay vượt qua hẳn chứ không phải là “bay trên ruộng lúa” hay là “bay từ ruộng lúa” hay “bay đến ruộng lúa” hay “bay về phía ruộng lúa”. Ở đây châu chấu bay ra khỏi ruộng lúa.
(苦労 khổ lao=くろう、橋 kiều=はし、渡る=わたる、森=もり、走る=はしる、稲田=いなだ、飛ぶ=とぶ)
**************と**************
と TO: (1) “rằng…”; (2) [lên, trở nên,…] đến; (3) [nếu …] thì …
と TO (1): “rằng…”
彼は徹夜で麻雀をやった末に、今朝に「マージャンは何も面白くない」と言った。
Anh ta sau khi thức thâu đêm chơi mạt trược xong sáng nay nói rằng “Mạt trược không có gì hay”.
壁に「あなたが好き!」と書いてあります。
Trên tường có viết chữ (rằng) “Em yêu anh!”.
(彼=かれ、徹夜 triệt dạ=てつや、麻雀=マージャン、末=すえ、今朝=けさ、何も=なにも、面白い=おもしろい)
と TO (3): [nếu …] thì…
右に曲がると郵便局があります。
Rẽ sang phải sẽ có bưu điện.
新聞によると、放射の雲は広がっているそうです。
Theo báo chí thì mây phóng xạ đang lan rộng.
温度が高くなると、電気使用量が著しく上がる。
Nhiệt độ tăng cao thì lượng sử dụng điện sẽ tăng đột biến.
(右=みぎ、曲がる=まがる、郵便局=ゆうびんきょく、新聞 tân văn=しんぶん、放射 phóng xạ=ほうしゃ、雲 vân=くも、広がる=ひろがる、温度=おんど、高い=たかい、電気 điện khí=でんき、使用量 sử dụng lượng=しようりょう、著しく=いちじるしく、上がる=あがる)
と TO (2): [lên, trở nên,…] đến
TO và NI đều chỉ sự tăng, sự trở nên một mức nào đó, ví dụ:
温度は40度になった。
Nhiệt độ đã tăng lên 40 độ.
温度は40度となった。
Nhiệt độ đã tăng tới 40 độ.
彼は立派な人物になった。
Anh ấy đã trở thành một nhân vật lớn lao.
彼は立派な人物となった。
Anh ấy đã trở nên một nhân vật lớn lao.
Nhưng điều khác biệt cơ bản là “NI” chỉ việc lên đến mức nào đó và dừng ở đó, còn TO thì chỉ quá trình còn tiếp diễn nữa.
Ví dụ:
温度は40度になった。
Nhiệt độ đã tăng lên 40 độ.
(Nhiệt độ tăng tới 40 độ và đang dừng ở đó chứ không tăng thêm.)
温度は40度となった。
Nhiệt độ đã tăng tới 40 độ.
(Nghĩa là nhiệt độ đã tăng tới 40 độ và sẽ còn tăng tiếp.)
(立派=りっぱ、人物 nhân vật=じんぶつ)
CHỈ PHƯƠNG HƯỚNG – ĐỊA ĐIỂM: DE, NI, HE, WO KHÁC NHAU THẾ NÀO?
中心公園で散歩しました。
Tôi đi dạo ở công viên trung tâm.
(Nghĩa là hành động đi dạo diễn ra bên trong công viên.)
中心公園に散歩しました。
Tôi đi dạo vào công viên trung tâm.
(Tôi đi dạo, và đích đến là công viên trung tâm.)
中心公園へ散歩しました。
Tôi đi dạo về phía công viên trung tâm.
(Đi về phía công viên, không nhất thiết là phải tới đó, mà cũng có thể vào trong đó hay đi vượt qua đó)
中心公園を散歩しました。
Tôi đi dạo qua công viên trung tâm.
(Đi xuyên qua ra ngoài công viên.)
Các bạn có thể xem hình minh họa sau để dễ hình dung:
Chú ý là trường hợp HE (“về phía”) đích đến có thể là (1) Cửa hàng kẹo (kashi-ya) – chưa đến công viên, (2) Phun nước (funsui) – ở trong công viên, hay (3) Trò chơi – qua bên kia công viên.
Phần 5: Sao nhiều “WA” thế? – NO để tạo bổ nghĩa
WA nghĩa là “thì” trong tiếng Việt, dùng nhấn mạnh chủ thể
WA là trợ từ hay được dùng đệm cho trạng từ thời gian (ví dụ thay vì nói “今 ima” thì dùng “今は ima wa”), trạng từ nơi chốn (ví dụ thay vì “ベトナムで” thì nói “ベトナムでは”) và dùng cho nhiều trường hợp khác.
ví dụ:
四月の雪は落ちては溶ける。
Tuyết tháng tư cứ rơi là tan chảy.
数学については何も分かりません。
Về toán học thì tôi chẳng biết gì cả.
学校へはまったく行きたくない。
Đi học thì tôi chẳng muốn đi tẹo nào.
会社は辞めたいわ。
Công ty thì muốn bỏ quá.
サボって遊んではどう?
Trốn học đi chơi thì thế nào?
(分かる=わかる hiểu, biết、辞める=やめる bỏ、サボる trốn, bùng、遊ぶ=あそぶ chơi)
WA = “THÌ”: Nhấn mạnh vào cụm từ trước đó
Ở đây, “WA” có chức năng nhấn mạnh vào cụm từ trước nó, nó giống chữ “THÌ” trong tiếng Việt. Ví dụ:
– 日本語は勉強したい?Tiếng Nhật thì bạn muốn học không?
– 日本語は面白いけど、難しいよ。Tiếng Nhật thì thú vị, nhưng khó lắm.
今は両チームが入場しているところが見えます。
Giờ thì đã nhìn thấy hai đội đang vào sân.
学生の資格ではこの仕事に応募することができません。
Với tư cách học sinh thì không thể ứng tuyển công việc này được.
日本では富士山は一番美しい山です。
Ở Nhật Bản thì núi Phú Sỹ là núi đẹp nhất.
(両チーム=りょうチーム hai đội、入場 nhập trường=にゅうじょう vào sân、見える=みえる nhìn thấy、資格 tư cách=しかく、仕事=しごと、応募 ứng mộ=おうぼ ứng tuyển、富士山 phú sỹ sơn=ふじさん、一番 nhất phiên=いちばん、美しい=うつくしい)
Hay bạn cũng có thể nhấn mạnh bất cứ thứ gì, nhưng có lẽ sẽ làm cho người nghe bị hỗn loạn và chỉ nhớ được những thứ mà bạn không nhấn mạnh:
今は私の見方では日本には昔と比べては寿司はあまり美味しくはないですね。
Bây giờ thì theo cách nhìn của tôi thì ở Nhật Bản thì so sánh với ngày xưa thì cơm cá sống thì không ngon lắm nhỉ.
Nhưng đó là cách nói lủng củng chỉ gây đau đầu cho người nghe mà chúng ta nên tránh!
(見方=みかた cách nhìn、昔=むかし ngày xưa, ngày trước、比べる=くらべる so sánh、寿司=すし susi=cơm cá sống、美味しい=おいしい ngon)
Dưới đây tôi xin giới thiệu việc tạo bổ nghĩa trong tiếng Nhật sử dụng “NO の”.
の=NO dùng tạo bổ nghĩa
Ví dụ: Bạn có biết
毒があるキノコ Nấm có độc
毒のあるキノコ Nấm độc
có gì khác nhau?
Về ý nghĩa chung thì chúng gần giống nhau, nhưng ở cụm trên thì “doku ga aru = có độc” là một vế riêng, còn ở vế dưới “doku no aru = có độc” là một cụm để bổ nghĩa cho “kinoko”. Các bạn nên sử dụng “doku no aru kinoko” vì như vậy người đọc hay người nghe sẽ biết nó là một cụm từ với từ chính là “nấm” và bổ nghĩa là “có độc” hay “độc”.
Ví dụ 2:
夕焼けの列車: Chuyến tàu hoàng hôn (Lấy tên bài hát của Việt Nam ra làm ví dụ)
Chú ý là, ở đây “no” không phải là “của” nữa, mà được sử dụng trong “夕焼けの = yuuyake no” để tạo bổ nghĩa “hoàng hôn” cho “ressha = chuyến tàu”. Do đó không thể dịch là “chuyến tàu của hoàng hôn”, mà phải là “chuyến tàu hoàng hôn”.
Tất nhiên ý nghĩa mặc định ở đây là “Chuyến tàu vào lúc hoàng hôn”. Vì ngôn ngữ dùng mặc định nhiều nên việc dịch tự động chính xác và tự nhiên là rất khó. Nếu các bạn muốn dùng dịch tự động Google (như đã giới thiệu trên trang web này) các bạn nên viết câu thật đơn giản, dễ hiểu và không gây nhầm lẫn.
(夕焼け=ゆうやけ hoàng hôn、列車 liệt xa=れっしゃ đoàn tàu, chuyến tàu)
——–THƯ HỎI ĐÁP——–
Có bạn hỏi tôi:
“Ni là chỉ 1 thứ ở trong 1 nơi nào đó
De là chỉ 1 hành động ở 1 nơi nào đó .
Nếu trong trường hợp vừa có hành động và danh từ trong 1 câu thì mình làm thế nào anh.. Ví dụ như sau:
外でたばこをすってください。
Xin hãy hút thuốc ở bên ngoài.
ここに答えを書いてください。
Xin hãy viết câu trả lời ở đây
2 câu trên đều chỉ hành động ở 1 nơi nào đó, vậy sao 1 câu dùng Ni , 1 câu dùng De vậy?”
“ここに答えを書いてください” không phải là “Xin hãy viết câu trả lời ở đây” mà là “Xin hãy viết câu trả lời vào đây”.
Xin hãy viết câu trả lời ở đây. = ここで答えを書いてください。