Cách nói tạm biệt trong tiếng Nhật
8 cách nói tạm biệt tiếng Nhật thông dụng nhất
– さようなら!sayounara (say ô na ra) : Tạm biệt! Đây là cách nói tạm biệt tiếng Nhật thông dụng nhất, các bạn mới học hoặc chỉ muốn tìm hiểu một chút cho vui thì chỉ cần nhớ từ này là đủ.
– またね mata ne : Hẹn gặp bạn sau nhé ! Cách nói tạm biệt tiếng Nhật này cũng rất thông dụng chỉ sau sayonara.
– また明日ね mata ashita ne : Hẹn gặp bạn mai nhé
– また会いましょうね mata aimashou ne : mình lại gặp nhau nhé !
– じゃね jya ne : tạm biệt nhé !
– お先に osaki ni ! tôi về trước nhé
– 行ってきます itte kimasu : Tôi đi đây
– 行ってらっしゃい itte rasshai : bạn đi nhé !
Đó là những cách nói tạm biệt trong tiếng Nhật hay gặp nhất. Ngoài các cách nói trên còn rất nhiều cách nói khác nữa. Mời các bạn lần lượt tìm hiểu thêm chi tiết hơn về cách sử dụng các cách nói tạm biệt trong tiếng Nhật và các cách nói khác theo các tình huống sau đây :
Sử dụng các cách nói tạm biệt sao cho đúng?
1. さようなら (sayounara) : Tạm biệt!
Ngữ cảnh sử dụng:
Đây là câu chào tạm biệt tiếng Nhật được biết tới phổ biến nhất. Tuy nhiên trên thực tế, người Nhật không hay sử dụng さようなら trong tình huống “gặp gỡ – tạm biệt” hàng ngày cho lắm. Nó được dùng nhiều trong trường hợp chia ly thực sự, có thể ví như một lời chào không gặp lại. Mặc dù vậy, cũng có những ngoại lệ.
さようなら được dùng với tần suất khá nhiều trong ngữ cảnh tại trường học. Đặc biệt là trường tiểu học. Có thể dễ bắt gặp thấy さようなら xuất hiện trong cuộc hội thoại giữa học sinh và giáo viên, giữa các học sinh với nhau khi kết thúc buổi học. Ngược lại, người trưởng thành lại không mấy dùng câu chào này.
Ngoài ra, cũng mang ý nghĩa là “Tạm biệt”, bạn có thể dùng cách nói nhẹ nhàng hơn 「バイバイ!」 để nói với bạn bè thân thiết.
sayonara là từ được nhiều người nước ngoài biết và sử dụng. Nếu không biết các từ khác bạn có thể dùng từ này cũng oki.
2. Hẹn gặp lại tiếng Nhật
Khi muốn chào tạm biệt tiếng Nhật một cách hay hơn, với nghĩa sớm gặp lại. Các bạn có thể sử dụng các từ sau :
また明日 (mata ashita – ma tà a shi tạ) : hẹn gặp bạn vào ngày mai. Hoặc また明日ね (mata ashita ne – ma tà a shi tạ nê): Hẹn gặp bạn vào ngày mai nhé!
Bạn có thể thay từ ashita (ngày mai) vào các khoảng thời gian tương ứng : 来週 (raishu) : tuần sau. 明後日 (asatte) : ngày kia…
Nếu không xác định thời gian sẽ gặp, bạn có thể dùng một câu đơn giản hơn :
またね (mata ne) : Hẹn gặp bạn sau nhé !
Ngữ cảnh sử dụng:
Đây là cách chào tạm biệt được sử dụng thường xuyên nhất trong đời sống hàng ngày. Thay cho cách nói さようなら, người Nhật dùng cách nói また明日 để chào tạm biệt với đối phương ngay cả khi không hề có dự định gặp lại vào ngày mai. Được áp dụng khi muốn nói tạm biệt với bạn bè, với những người bằng vai phải lứa…
Ngoài ra, còn có một số cách nói mang ý nghĩa tương tự với また明日 như:
– また今度ね! (またこんどね) : Hẹn gặp lại lần tới nhé!
– またね!: Hẹn gặp lại nhé!
– じゃあね!: Hẹn gặp lại nhé!
– じゃあ、またね!: Vậy hẹn gặp lại nhé!
– またあとでね!: Gặp lại sau nhé!
– またそのときにね!: Gặp lại vào lúc khác nhé!
3. Chào tạm biệt tại công ty Nhật
Tại các doanh nghiệp Nhật, khi ra về bạn cũng không sử dụng cách chào tạm biệt tiếng Nhật sayounara. Thay vào đó, người Nhật sẽ dùng các câu khác :
– お疲れさまでした。 (otsukare sama deshita) : Bạn / Anh / Chị đã vất vả rồi!
– お先に失礼します (osakini shitsurei shimasu) / お先に失礼いたします。(o saki ni shitsu rei itashimasu) : Tôi xin phép về trước!
Ngữ cảnh sử dụng:
Trong môi trường công sở, sau khi đã kết thúc công việc của mình, bạn có thể dùng hai mẫu câu này để chào tạm biệt đồng nghiệp, cấp trên trước khi trở về nhà. Đặc biệt cách nói お疲れさまでした (otsukare sama deshita) còn để thể hiện sự biết ơn với đồng nghiệp sau một ngày dài vất vả cùng nhau làm việc.
Tương tự như お先に失礼します, bạn có thể dùng thêm hai cách nói sau:
– それでは失礼いたします。(sore deha shitsurei itashimasu) : Vậy tôi xin phép (cúp máy)! / Vậy tôi xin phép (về)!
Dùng khi ngắt điện thoại hoặc trước khi ra về từ công ty.
4. Tạm biệt khi ra về
– そろそろ失礼します (soro soro shitsurei shimasu)。/ そろそろ失礼いたします (soro soro shitsurei itashimasu) : Tôi sắp sửa phải xin phép đi về đây!
Dùng trong trường hợp bạn tới nhà người khác chơi và muốn xin phép ra về .
5. Tạm biệt kiểu : em đi nhé
行ってきます。 (いってきます) : Con / Anh / Em đi đây!
Ngữ cảnh sử dụng:
Bạn có thể dùng cac khi bạn chào tạm biệt gia đình, bố, mẹ, vợ / chồng của mình trước khi ra khỏi nhà. Để đáp lại ta thường dùng câu: 行ってらっしゃい (いってらっしゃい). Nghĩa là: “Con / Em / Anh đi nhé!”
6. Tạm biệt khi người kia chuẩn bị đi chơi đâu đó
– 楽しんでね ! (たのしんでね) : Chúc vui vẻ nhé!
– 良い旅行を ! (よいりょこうを) : Chúc một chuyến đi vui vẻ!
Ngữ cảnh sử dụng:
Dùng trong trường hợp nếu đối phương kể cho bạn nghe về dự định họ sắp đi đâu đó. Lúc ấy, thay cho câu tạm biệt thông thường hãy chúc họ có một chuyến đi vui vẻ.
7. Các cách nói tạm biệt tiếng Nhật khác
– お先に。 (o saki ni) : Về trước đây!
Cách tạm biệt tiếng Nhật này nói thường được dùng giữa bạn bè, người ngang hàng với mình hoặc với người dưới vai vế.
帰りますね! (kaeri masu ne) : Tôi về đây nhé !
Cách nói tạm biệt tiếng Nhật này thường dùng giữa bạn bè, người ngang hàng với mình hoặc với người dưới vai vế.
しからばごめん (shikara ba gomen)。
Cách nói này có ý nghĩa tương tự như 「それでは失礼いたします。」 nhưng là cách nói suồng sã, thân mật hơn. Nói một cách dễ hiểu, しからば tương đương với それでは, còn ごめん tương đương với 失礼いたします.
– 近いうちに会おうね (chikai uchi ni mata aoune)! / 近いうちに会いましょうね !(chikai uchi ni aimashou ne) : Hẹn gặp vào một ngày gần nhất!
– また後で話そうね (mata ato de hanasou ne) / また後で話しましょうね ! (mata atode hana shimashou ne) : Hẹn lúc khác lại nói chuyện nhé!
– いい一日を ! (ii ichi nichi wo) : Chúc một ngày tốt lành!
Dùng để nói tạm biệt với đối phương vào khoảng thời gian đầu ngày.
– ごきげんよう (gokigen you)。: Chúc mạnh khỏe nhé!
Là cách nói giản lược của 「どうぞお元気でお過ごしください」. Cách nói này hoàn toàn không qui định người bề trên – bề dưới.
– お元気で ! / お元気でね !(ogenkide / ogenki dene) : Giữ gìn sức khỏe nhé!
Có thể dùng trong các cuộc hội thoại hoặc để viết thư thăm hỏi.
– 気を付けてね !/ 気をつけてくださいね !(ki wo tsu kete ne) : Về cẩn thận nhé!
– おやすみなさい (oyasumi nasai) ! / おやすみ ! đây là 1 trong những cách chúc ngủ ngon tiếng Nhật mà Tự học online đã có dịp giới thiệu với các bạn!
– 後でね! (ato dene) : Gặp sau nhé! – Cách nói ngắn gọn, thân mật, dùng để nói với bạn bè, người ngang hàng với mình.
Xem thêm:
44 Nghi vấn từ N5 – N4 quan trọng
Mẫu câu giao tiếp tiếng Nhật qua điện thoại