PHÂN TÍCH CHI TIẾT VỀ 5 MẪU NGỮ PHÁP GẦN GIỐNG NHAU : らしい っぽい みたい そう よう
1.らしい : Cảm thấy như là, giống như là (tính chất)
Thứ 1 : VTT, Adi +らしい
Ý nghĩa diễn tả sự suy đoán dựa trên những gì nghe được.Nguồn thông tin là do người nói gián tiếp có được như nghe lại từ một người khác, hoặc đọc lại từ một quyển sách, trên tivi…
– ĐỘ TIN CẬY THẤP.
– So với ようです thì らしいです có xu hướng được sử dụng nhiều hơn trong văn viết.
Ví dụ:
a.明日は雨が降るらしいよ. Hình như nghe nói ngày mai trời mưa đấy .
(Khi nghe câu chuyện từ một người bạn đã xem tivi kể lại cho mình ).
b-A:天気予報でそう言ってましたか。 A hỏi B là dự báo thời tiết nói vậy à?
B:ええ、午後から天気が崩れるらしいです。 B trả lời là ừ, nghe đâu là từ đầu giờ chiều trở đi thời tiết sẽ xấu đó ( B đã xem dự báo thời tiết và TRUYỀN ĐẠT lại cho A)
Thứ 2 : N+らしい
Ý nghĩa : Miêu tả đúng bản chất, phù hợp với bản chất, tính chất thực sự (cần có) của người, sự vật đó. Một số trường hợp nhằm đánh giá tốt, mang nghĩa tích cực.
– Biểu hiện cảm nhận của người nói về sự vật, sự việc và so sánh điều đó với một vật thể thứ 3 nào đó có tính chất giống với hiện trạng. Thể hiện sự nắm bắt thông tin (gián tiếp) và độ quan tâm đến vấn đề ở mức độ trung bình.
Ví dụ:
a.今日は、春らしい暖かい日ですね。
→ Hôm nay ấm áp như một ngày mùa xuân vậy.( Mùa xuân tượng trưng cho sự ấm áp, và người nói thực sự cảm thấy ngày hôm nay giống như một ngày mùa xuân ).
b.私は女性らしい洋服はあまり着ない。
→ Tôihầu như không mặc quần áo nữ tính.
・ Tôi không mặc những loại quần áo mà mọi người đều cảm thấy là nữ tính (quần áo đặc trưng đúng kiểu con gái hay mặc)
c.彼は男らしいね。→ Anh ta nam tính thật.. Anh ta có những đặc điểm khiến người khác cảm thấy là đặc trưng của đàn ông(nam tính, cơ bắp v.v)
d. 彼女はいつもぎりぎり会社に間に合う、君/あなたらしいね。
→ Cô ấy lúc nào cũng đến công ty rất sát giờ, thật là giống phong cách của anh quá.
e.途中であきらめるのは私らしくない。
→ Bỏ cuộc giữa chừng không phải phong cách của tôi. (Chẳng giống tôi chút nào)
2. Nっぽい/ V ます(bỏ ます)]っぽい : gần như, thiên về, gần giống (vẻ ngoài/hành động/ tính chất giống với ai/cái gì đó)
Thứ 1: Danh từ chỉ màu sắc + っぽい: thiên về màu sắc đó, không phải giống hoàn toàn nhưng gần với màu đó, có cảm giác là màu đó.
a. 私は白っぽい服を着ません。
→ Tôi không mặc quần áo màu hơi trắng (thiên về màu trắng/gần giống màu trắng như trắng ngà, hay màu be v.v)
b.この靴は黒っぽいね。
→ Giày này là tông màu tối nhỉ. (có thể là màu xám đậm, không hoàn toàn là màu đen nhưng thuộc tông màu tối, gần giống màu đen)
Thứ 2: Động từ thể ます(bỏ ます) + っぽい: có xu hướng/ hay làm gì đó
a. 彼は忘れっぽい人だ。Anh ta là người hay quên.
b. 会社にすごく怒りっぽい人がいます。
→ Ở công ty tôi có một người nóng tính cực kỳ (hay tức giận)
Thứ 3: Danh từ + っぽい: giống như là (tính chất/ vẻ ngoài giống), có cảm giác giống.
– Diễn tả người,sự vật có tính chất hay cảm giác giống như vậy. thực tế có thể đúng hoặc không.
a.あの小学生、大人っぽい。
→ Em học sinh tiểu học kia rất ra dáng người lớn.
b.この料理は油っぽくていやだ。
→ Món ăn này nhiều dầu mỡ quá tôi không thích.
c.これは水っぽい茶ですね。
→ Trà này nhạt như nước nhỉ.
d.彼は子どもっぽいです。
→ Anh ta tính trẻ con.
3.みたい : giống như, hình như là.
Thứ 1: Đưa ra ví dụ tiêu biểu để so sánh
a. 彼みたいな強い人が好きです。
→ Tôi thích những người mạnh mẽ như anh ấy.
b.あなたみたいな美しい人に会うのは初めてです。
→ Đây là lần đầu tiên tôi gặp một người đẹp như em.
c. Tom Cruiseみたいなかっこいい男性はいないと思う。
→ Tôi nghĩ chẳng có người đàn ông nào đẹp trai như Tom Cruise.
d.リンさんみたいに日本語がうまくなりたい。
→ Tôi muốn giỏi tiếng Nhật như bạn Linh.
Thứ 2: So sánh với những người/vật có tính chất tương tự .
– Diễn tả hành động cách, cư xử, vẻ ngoài,… cứ như thể là nhưng thực tế không phải vậy.
a.あなたは太陽みたいに明るい。
→ Em tỏa sáng như mặt trời vậy.
b.彼の話し方は、女みたいだ。
→ Cách nói chuyện của anh ta như phụ nữ vậy.
c.ここの砂は星みたいな形をしている。
→ Cát ở đây có hình giống như ngôi sao.
Thứ 3: Đưa ra suy đoán :
a. 彼はテストに合格したみたいだね。
Có vẻ như cậu ta đã thi đậu. ( Sau khi phát phiếu báo điểm bài kiểm tra xong, bạn nhìn người bạn của mình rất vui, bạn đã đưa ra nhận định trên ).
b.このアパートはだれも住んでいないみたいだ。
→ Hình như không có ai sống trong căn hộ này.
c.彼女は疲(つか)れているみたいだ。
→ Cô ấy trông có vẻ mệt.
c.明日は雨みたいね。
→ Có vẻ là mai trời mưa.
Lưu ý:「~っぽい」 khác với 「~みたい」 ở chỗ 「~っぽい」 thường chỉ so sánh hai người/vật có tính chất tương tự như nhau, gần với nhau còn 「~みたい」 có thể so sánh cả hai người/vật không liên quan gì đến nhau.
1. うそみたいな話: Một câu chuyện ( thật ) cứ như đùa.
2. うそっぽい話: Một câu chuyện có vẻ ko thật ( có vẻ xạo). (khả năng không có thật là cao)
3. 太陽みたいな女: Cô gái tỏa sáng như mặt trời
4. 太陽っぽい女: Cách dùng sai vì cô gái và mặt trời không có gì liên quan cả.
4.「~そうです」
Thứ 1 : Người nói nhìn, sờ, ngửi (nắm bắt thông tin).. TRỰC TIẾP (bằng ngũ quan) sau đó CẢM THẤY và PHÁN ĐOÁN. Thể hiện sự nắm bắt thông tin (trực tiếp) và độ quan tâm đến vấn đề lớn nhất.
– ĐỘ TIN CẬY RẤT CAO.
– Được sử dụng khi phán đoán, nhận xét trước một tình huống sắp xảy ra hoặc sắp xảy đến ngay trước mắt; hoặc dùng để tường thuật lại một sự việc mà chính mình đã nghe thấy.
Ví dụ1
a.<空を見上げて>今にも雨が降りそうですね。(Trời sắp mưa rồi ).
Nhìn bầu trời đầy mây đen và đưa ra nhận định trời sắp mưa ( nhìn TRỰC TIẾP và PHÁN ĐOÁN khả năng mưa CAO)
b.まずそうだなあ.Trông có vẻ dở (chén súp). Khi đang nhìn một người cố ăn cho xong một chén súp.
c.この店はつぶれそうですね。Quán ăn này chắc có vẻ sắp dẹp tiệm thôi/ Quán ăn này chắc sẽ phải đóng cửa sớm thôi. (Khi bạn nhìn một quán ăn hoàn toàn không có khách, mà họ vẫn cứ hoạt động, bạn nói câu trên ).
– Lưu ý : Trong khi đó, 「よう」và「みたい」được sử dụng khi phán đoán từ sự việc bạn đang nhìn thấy, hoặc đang diễn ra, hoặc từ kinh nghiệm bản thân mà nhận định thì.
Còn 「そう」 Truyền đạt căn bản thường mang ý nghĩa truyền đạt thông tin người nói nghe được từ một bên thứ 3 nào đó mà không mang tính phán đoán hay cảm xúc cá nhân cho người nghe, nhưng cũng sẽ có trường hợp mà người nói muốn truyền đạt một thông tin quan trọng một cách nhanh chóng (có cảm xúc, phán đoán) cho người nghe.
Thứ 2 : Người nói NGHE thông tin từ ai đó, từ một vật thể thứ 3 nào đó và truyền đạt lại cho người nghe.
– 「そうです」sử dụng trong trường hợp khi thông tin nghe đó là chính xác, chắc chắn.
– 「らしい」sử dụng trong trường hợp khi thông tin nghe đó là chưa chắc chắn lắm.
VD:
a. Sau khi xem chương trình dự báo thời tiết trên tivi xong, bạn nói lại với bạn mình thì sẽ dùngそうです (Vì thông tin nhận được là chắc chắn. Câu tường thuật)
明日は雨が降るそうですよ。Nghe nói ngày mai trời có mưa đấy
b. Nếu trong trường hợp nghe đồn thì bạn sẽ sử dụng らしい (do thông tin chưa chắc chắn)
田中さんは会社をやめるらしいよ。
Hình như anh Yamada sẽ nghỉ việc ở công ty đấy.
(Ví dụ sau khi nghe một người khác nói là anh Tanaka sẽ nghỉ việc. Sau đó bạn kể lại)
c. 明日は雨が降るそうですよ。 Nghe nói ngày mai trời có mưa đấy.
Sau khi xem dự báo thời tiết xong, kể lại với bạn: (TIẾP NHẬN THÔNG TIN TRỰC TIẾP)
5.「~ようです」
– Người nói NGHE thông tin từ ai đó, từ một vật thể thứ 3 nào đó và truyền đạt lại cho người nghe (có một chút phán đoán, suy nghĩ về sự vật sự việc mà mình đã nghe được) khá giống với そうです truyền đạt. Thể hiện sự nắm bắt thông tin (trực tiếp hoặc gián tiếp) và độ quan tâm đến vấn đề lớn hoặc vừa.
– MỨC ĐỘ TIN CẬY TRUNG BÌNH.
Ví dụ:
a.B:ええ、午後から降るようですよ。
B nghe A nói vậy và cũng nói là ừ, có thể từ đầu giờ chiều trời sẽ mưa đó (KHÔNG rõ là B nhìn trực tiếp hay nghe ai đó)
b. あすは雨が降るようだ.Có vẻ ngày mai trời có mưa. (Nhìn bản đồ thời tiết và nhận xét ).
c. この店はつぶれるようですね。
Có vẻ như là quán này sẽ đóng cửa nhỉ. (Bạn đang nhìn thấy các nhân viên trong quán ăn đang thu dọn, đóng gói đồ đạc của quán, bạn đưa nhận định ).
SO SÁNH CÁC VÍ DỤ CỤ THỂ.
A. Trường hợp đi với ĐỘNG TỪ:
雨がふったそうです。 Nghe nói trời đã mưa.
(Tiếp nhận thông tin trực tiếp từ người bạn mới bị mắc mưa xong. Thông tin đáng tin cậy)
雨がふりそうです。Trời sắp mưa rồi.
(Nhìn thấy mây đen vần vũ, ùn ùn kéo tới)
雨がふったらしいです。Hình như nghe nói trời mới mưa xong.
(Nghe một người bạn kể lại, mà thông tin từ người bạn cũng chưa chắc chắn)
雨がふったようです。Dường như trời mới mưa xong.
(Người nói nhìn đường ướt, đưa ra phán đoán)
雨がふったみたいです。Dường như trời mới mưa xong.
(Giống câu trên,văn nói)
雨がふるようです。Dường như trời sẽ có mưa.
(Ví dụ đang là mùa mưa, ngồi trong phòng, nghe tiếng sấm từ xa, đưa ra nhận xét. Mức độ tin cậy cao nhưng không bằng 雨が降りそうです).
Ví dụ thêm:
雨がふっているような音がしています。
雨がふっているみたいな音がしています。
Có âm thanh giống như là trời đang mưa vậy.
B. Trường hợp đi với TÍNH TỪ:
田中さんはいそがしいそうです。Nghe nói anh Tanaka rất bận.
(Ví dụ nói chuyện trực tiếp và anh Tanaka nói dạo này bận lắm, sau đó người nói tường thuật lại với một người bạn khác)
田中さんはいそがしそうです。Trông có vẻ anh Tanaka bận nhỉ.
(Nhìn anh Tanaka đang lúi húi làm và đưa ra nhận xét)
田中さんはいそがしいらしいです。Nghe đồn anh Tanaka rất bận.
(Nghe một người bạn kể lại là anh Mimura thì bận)
田中さんはいそがしいようです。
田中さんはいそがしいみたいです。Dường như anh Tanaka đang rất bận.
(Ví dụ đang mùa cao điểm quyết toán cuối năm của công ty, vì anh Tanaka là kế toán nên theo kinh nghiệm, người nói đưa ra nhận định, phán đoán)