Phân biệt ngữ pháp tiếng Nhật N3: みたい、らしい、っぽい
❶Ngữ pháp みたい : cứ như là, như là ..🍀🍀
🌿Cấu trúc ngữ pháp:
V/A/N (普通形)+ みたいだ/ みたいに
V/A/N (普通形)+ みたいな + Danh từ
Cách dùng: Ngữ pháp này thường được dùng để đưa những ví dụ tiêu biểu để so sánh hay dùng để so sánh người/vật có tính chất tương tự nhau.
🌻Ví dụ:
山田さんの猫みたいなのがほしい。
やまださんのねこみたいなのがほしい。
Tôi muốn con mèo giống như của anh Yamada.
先生みたいになりたい。
せんせいみたいになりたい。
Tôi muối trở thành người giống như thầy.
❷Ngữ pháp らしい: hình như, dường như…🍀🍀
🌿Cấu trúc ngữ pháp: Danh từ (N)+ らしい
Cách dùng: Thường dùng để miêu tả đúng bản chất, đặc trưng của người/ sự vật. Trong một số trường hợp thường dùng để khen ngợi, đánh giá một cách tích cực.
🌻Ví dụ:
あの人は男らしいね。
あのひとはおとこらしいね。
Cái người kia cứ như là con trai ý nhỉ.
俺のお母さんは天使らしい。
おれのおかあさんはてんしらしい。
Mẹ của tôi giống như một thiên thần vậy.
❸ Ngữ pháp っぽい: như là.., giống như…, có vẻ như..🍀🍀
🌿Cấu trúc ngữ pháp:
Danh từ (N)+ っぽい
Động từ (bỏ ます)+ っぽい
Cách dùng: ngữ pháp っぽい thường đi cùng N,V để tạo ra A(tính từ). Thường dùng diễn tả những sự vật, sự việc hay hành động “có cảm giác như, giống như..”. Đây thường là lời chê bai của người nói.
🌻Ví dụ:
リンちゃんは赤っぽいドレスを着ている。
りんちゃんはあかっぽいドレスをきている。
Linh hình như đang mặc cái váy màu đỏ.
年をすると、忘れっぽくなる。
としをすると、わすれっぽくなる。
Cáng lớn tuổi thì hình như càng trở lên hay quên.
★Phân biệt ngữ pháp みたい và ngữ pháp っぽい🌺
– Đối với AはBみたい thì A-B có tính chất, tính cách và đặc điểm giống nhau nhưng A là vật khác B.
– Đối với AはBっぽい thì A có một chút hay một ít tính chất, đặc điểm hay diện mạo với B.
★Phân biệt ngữ pháp みたい và ngữ pháp らしい.🌺
– Đối với AはBみたい thì là so sánh 2 vật A,B tương đương nhau.
– Đối với AはBらしい thì chủ yếu nói về hay nhấn mạnh tính đặc trưng/ đặc điểm. Ngoài ra, ngữ pháp らしい thường được dùng trong tính chất khen ngợi.
* Có thể nói, nếu coi mức độ chính xác thông tin của 「そうだ」 là 100% thì 「らしい」 là 60-70% còn 「みたい」 chỉ đúng khoảng 30-40%.🌞🌞🌞
THU HƯƠNG SS_KOSEI
Xem thêm:
Giải thích ngữ pháp N3
Ngữ pháp TRY N3 – TRY Vietnamese N3 PDF