Home / Ngữ pháp N4 / Tóm tắt Ngữ Pháp N4

Tóm tắt Ngữ Pháp N4

Tóm tắt Ngữ Pháp N4

Để giúp các bạn ôn tập nhanh phần ngữ pháp N4, trong bài này chúng ta sẽ cùng học nhanh qua phần tóm tắt các ngữ pháp N4 cơ bản.

1. ~(も)~し、~し~: Không những ~ mà còn ~ ; vừa ~ vừa ~
*Giải thích: Thường dùng để liệt kê lý do, nguyên nhân cho một hành động tiếp sau theo.

2. ~によると~そうです~: Theo ~ thì nghe nói là ~
*Giải thích: Dùng để thể hiện lại thông báo, nội dung đã nhận, nghe được.

3. ~そうに/ そうな/ そうです~ : Có vẻ, trông như, nghe nói là
*Giải thích: Dùng trong trường hợp thể hiện sự nhận định, đánh giá của người nói dựa trên những gì nhìn thấy hoặc cảm nhận.
Dùng trong trường hợp thể hiện lại những gì đã nghe.

4. ~てみる~: Thử làm ~
*Giải thích: Mẫu câu này biểu thị ý muốn làm thử một điều gì đó.

5. ~と~: Hễ mà ~
*Giải thích: Diễn tả những sự việc diễn ra hiển nhiên. Dùng để diễn tả cách sử dụng máy móc,
thiết bị. Dùng để chỉ đường.

6. ~たら~: Nếu, sau khi ~
*Giải thích: Mẫu câu này dùng để biểu thị một đông tác hay hành vi nào đó sẽ được làm, hoặc một tình huống nào đó sẽ xảy ra, một sự việc, một động tác hay một trạng thái nào đó chắc chắn sẽ diễn ra trong tương lai.

7. ~なら~: Nếu là ~
*Giải thích: Dùng để diễn đạt một thông tin nào đó về chủ đề mà ối tác hội thoại nêu ra trước đó.

8. ~ば~: Nếu ~
*Giải thích: Chúng ta dùng thể điều kiện biểu thị điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó xảy ra. Phần mệnh đề này được đặt ở đầu câu văn. Nếu phần đầu và phần sau của câu văn có cùng chung chủ ngữ thì không thuộc động từ để biểu thị chủ ý.
Trường hợp diễn tả điều kiện cần thiết để một sự việc nào đó diễn ra. Trường hợp người nói muốn biểu thị quyết định của mình trong một tình huống hoặc khi người nói một điều gì đó.

9. ~ば~ほど~: Càng ~ càng ~
*Giải thích: Mẫu câu này diễn tả sự biến đổi tương ứng về mức độ hay phạm vi của nội dung được nêu ra ở phần sau câu, khi mà điều kiện được nêu ở phần trước của câu thay đổi. Ở đây bộ phận đứng trước「~ば・~なら」và phải là cùng một động từ hoặc tính từ.

10. ~たがる~: ….muốn….thích
*Giải thích: Diễn tả tình trạng ngôi thứ 3 muôn, thích điều gì đó.

11. ~かもしれない~: không chừng ~, có thể ~
*Giải thích: Dùng để diễn đạt sự suy xét, phán đoán của người nói. Nó có nghĩa là có khả năng hay một sự việc nào đó đã hoặc sẽ xảy ra. So với 「~でしょう」thì mức độ chắc chắn của mẫu câu này thấp hơn nhiều.

12. ~でしょう~: Có lẽ ~
*Giải thích: Dùng để diễn đạt sự suy xét, phán đoán của người nói căn cứ vào thông tin có được. Ở dạng nghi vấn, dùng để hỏi về sự suy xét, phán đoán của người nghe.

13. ~しか~ない: Chỉ ~
*Giải thích:「し か」 được dùng sau danh từ, lượng từ v.v…, và vị ngữ của nó luôn ở thể phủ định. Nó nhấn mạnh phần đứng trước, giới hạn phần đó và phủ định những nội dung khác còn lại. Nó thay thế cho các trợ từ「が」, 「を」và được thêm vào sau các trợ từ khác.
Khác với 「だけ」được dùng với sắc thái khẳng định thì 「しか」được dùng với sắc thái phủ định.

14. ~ておく (ておきます)~: Làm gì trước ~
*Giải thích: Dùng để diễn tả việc hoàn thành xong một động tác hoặc một hành vi cần thiết nào đó trước một thời điểm nhất định.
Dùng để diễn tả việc hoàn thành xong một động tác cần thiết nào đó để chuẩn bị cho lần sử dụng sau, hoặc một giải pháp tạm thời nào đó.
Dùng để diễn tả việc giữ nguyên hoặc duy trì một trạng thái.

15. ~よう~: Hình như, có lẽ ~
*Giải thích:
「~ ようです」 là cách nói biểu thị sự suy đoán mang tính chủ quan, dựa trên thông tin mà người nói nhận bằng giác quan của mình. Đôi khi phó từ 「どうも」, với nghĩa là không rõ nội dung mà mình nói là sự thật hay không được dùng kèm theo trong mẫu câu này.

16. ~とおもう(と思う)~: Định làm ~
*Giải thích: Mẫu câu này được dùng để bày tỏ ý định của người nói và biểu thị rằng ý định của người nói đã được hình thành thừ trước lúc nói và hiện tại vẫn tiếp diễn, được dùng cho ngôi thứ nhất.

17. ~つもり: Dự định ~, quyết định~
*Giải thích: Chúng ta dùng [Động từ thể nguyên dạng つもりです] để điễn đạt ý định làm một việc gì đó và [Động từ thể ないつもり] để diễn đạt ý định không làm việc gì đó.

18. ~よてい(予定): Theo dự định ~, theo kế hoạch ~
*Giải thích: Chúng ta dùng mẫu câu này để nói về dự định, kế hoạch.

19. ~てあげる: Làm cho (ai đó)
*Giải thích: Dùng diễn tả hành động mình làm gì cho ai đó.

20. ~てくれる: Làm cho ~, làm hộ (mình) ~
Gải thích: Diễn tả ai đó làm việc gì đó cho mình, hộ mình.

21. ~てもらう~: Được làm cho ~
*Giải thích: Diễn tả việc mình được ai đó làm cho một việc gì đó.

22. ~ていただけませんか?: Cho tôi ~ có được không?
*Giải thích: Đây là mẫu câu để nghị có mức độ cao hơn [ ~てください」

23. ~V受身(うけみ): Động từ thể bị động ( Bị, bắt làm gì đó)
Giải thích: Diễn tả hành động mà người thứ hai thực hiện một hành vi nào đó với người thứ nhất, thì đứng từ phía của người tiếp nhận hành vi là người thứ nhất sẽ sử dụng động từ bị động thể thực hiện.
Trong câu bị động thì người thứ nhất là chủ thể của câu và người thứ hai là chủ thể của hành vi và được biểu thị bằng trợ từ「に」 Diễn tả hành động mà người thứ hai thực hiện một hành vi nào đó đối với vật mà người thứ nhất sở hữu, có nhiều trường hợp hành vi đó gây phiền toái cho người thứ nhất.
Ngoài ra chủ thể của hành vi có thể chuyển động. Khi nói về một sự việc nào đó và không cần thiết phải nêu rõ đối tượng của hành vi, thì chúng để nêu việc làm chủ thể của và dùng động từ bị động để biểu đạt.

24. V 禁止(きんし) : Động từ thể cấm chỉ ( Cấm, không được…..)
*Giải thích:
Thể cấm chỉ được dùng ra lệnh cho ai đó không được thự hiện một hành vi nào đó.
Thể này mang mệnh lệnh mạnh, áp đặt và đe dọa, vì thế phạm vi dùng chúng ở cuối câu văn rất hạn chế. Ngoài ra, trong văn nói thì hầu hết các trường hợp các thể này chỉ được nam giới dùng. Người nam giới có địa vị hoặc tuổi tác cao hơn nói với người bên dưới mình, hoặc bố nói với con. Nam giới nói với nhau. Trong trường hợp này thì 「よ」nhiều khi được thêm vào cuối câu để làm ‘mềm’ lại trạng thái của câu.

Trường hợp ít có điều kiện quan tâm đến người mà mình giao tiếp ví dụ như khi truyền đạt chỉ thị, khi đang làm việc trong phân xưởng, hoặc trong các tình huống khẩn cấp như hỏa hoạn, động đất v.v… Ngay cả trong trường hợp như thế này thì cũng chỉ là người nam giới, có vị trí hoặc tuổi cao hơn mới dùng. Cổ vũ trong khi xem thể thao.
Trong trường hợp này thì đôi khi nữa giới cũng dùng. Khi muốn chú trọng đến sự đơn giản để
tạo hiệu quả truyền đạt như trong các ký hiệu giao thông.

25. ~V 可能形(かのうけい): Động
từ thể khả năng (Có thể làm)
*Giải thích: Động từ khả năng diễn tả một năng lực, tức là việc ai đó có khả năng làm một việc gì đó.
Động từ khả năng diễn tả một điề kiện, tức là một việc gì đó có thể thực hiện trong một hoàn cảnh nào đó.
Động từ khả năng không diễn tả động tác hoặc hành động mà diễn tả trạng thái. Khi các động từ này trở thành dạng khả năng thì dùng trợ từ「が」

26. ~V 使役( しえき): Động từ thể sai khiến ( Để/ cho, làm cho~)
*Giải thích: Động từ sai khiến biểu thị một trong hai nghĩa là “bắt buộc” hoặc “cho phép”.
Được dùng trong những trường hợp khi mà quan hệ trên dưới rõ ràng, ví dụ như bố mẹ – con cái, anh trai – em trai, cấp trên – cấp dưới v.v…. Và người trên bắt buộc hoặc cho phép người dưới làm một việc gì đó.

27. ~V 使役受身(しえきうけみ): Động từ thể bị động sai khiến ( Bị bắt làm gì đó)
*Giải thích: Cách chia động từ sang thể bị động sai khiến

– Nhóm I: đổi い thành あ rồi thêm せられ る
Ví dụ:
かきます → かかせられます。
はなします → はなさせられます。
Chia rút gọn
書かせられます → 書かされる
話させられます → Không chia được do trở ngại do phát âm

– Nhóm II: bỏ る đuôi thêm させられる
Ví dụ:
見ます → 見させられます。
あけます → あけさせられます

– Nhóm III:
します → させられます。
きます → こさせられます。
N1 bị N2 bị bắt làm gì đó
Diễn tả hành động bị bắt phải làm gì đó

28. ~なさい~: Hãy làm …. đi
*Giải thích: Diễn tả một đề nghị, một yêu cầu.
Đây là mẫu câu thể hiện hình thức mệnh lệnh. Mẫu câu này thường được dùng trong các trường hợp cha mẹ nói với con cái, giáo viên nói với học sinh v.v.., nó ít nhiều nhẹ nhàng hơn thể mệnh lệnh của thể động từ nữ giới thường sử dụng mẫu câu này hơn là thể mệnh lệnh của động từ.
Nhưng mẫu câu này không dùng để nói với người trên.

29. ~ても (V/ A/ N) : Ngay cả khi, thậm chí, có thể….
**Giải thích:
Mẫu câu「V てもいいです」 dùng để biểu thị sự đựơc phép làm một điều gì.
Nếu chuyển mẫu câu 「V てもいいです」 thành câu nghi vấn thì chúng ta sẽ được một câu xin phép.

30. ~てしまう~: …..Xong, lỡ làm….
*Giải thích: Thể hiện tình trạng hoàn toàn xong quá trình động tác
Được sử dụng để diễn đạt tâm trạng tiếc nuối, hối hận, hối tiếc.

31. ~みたい: Hình như ~
Giải thích: Diễn tả hành động, sự việc theo sự suy đoán của người nói. みたい xem như là một tính từ な.

32. ~ながら~: Vừa…..vừa
*Giải thích: Diễn tả hai hành động cùng xảy ra một thời gian.

33. ~のに : Cho…, để…
Giải thích: Được sử dụng như là danh từ. Thường theo sau là các động từ つかう、いい、べんりだ、やくにたつ、「時間」がかかる。

34. ~はずです: Chắc chắn ~, nhất định~
*Giải thích: Mẫu câu này biểu thị rằng người nói, dựa trên một căn cứ nào đó, phán được là chắc chắn việc đó sẽ xảy ra.
Mẫu câu này dùng để biểu thị rằng người nói tin chắc vào điều đó. Mẫu câu này dùng để thể hiện tâm trạng ăn năn, hối hận, hoài nghi.

35. ~はずがない: Không có thể ~, không thể ~
*Giải thích: Thể hiện sự nghi ngờ sâu sắc của người nói về chuyện không thể có, phi lý.

36. ~ずに: không làm gì ~
*Giải thích: Mẫu câu này là mẫu câu rút ngắn của thể 「~ないで」 diễn tả chuyện không làm việc gì đó nhưng mang trạng thái tiếc nuối, ân hận.
Mẫu câu này thường sử dụng trong văn viết.

37. ~ないで: Mà không ~
Giải thích:
V-ない形ないで: Mà không
V1-ない形ないで, V2 : Không thực hiện hành động 1 khi có hành động 2
V1-ない形ないで, V2 : Không thực hiện hành động 1 mà thực hiện hành động 2.

38. ~かどうか: ~ hay không
*Giải thích: Khi muốn lồng một câu nghi vấn không dùng nghi vấn từ vào trong câu văn thì chúng ta dùng mẫu câu này.

39. ~という~: Có cái việc ~ như thế
*Giải thích: Dùng để nêu lên nội dung của vấn đề.

40. ~やすい: Dễ ~
*Giải thích: Dùng để biểu thị việc làm một việc gì đó là dễ.
Dùng để biểu thị tính chất của chủ thể (người hoặc vật) là dễ thay đổi, hoặc biểu thị một việc gì đó dễ xảy ra.

41. ~にくい~:Khó ~
Giải thích: Dùng để biểu thị việc làm một việc gì đó là khó
Dùng để biểu thị tính chất của chủ thể (người hoặc vật) là khó thay đổi, hoặc biểu thị một việc gì đó khó xảy ra.

42. ~てある: Có làm gì đó ~
*Giải thích: Mẫu câu này thể hiện trạng thái của chủ thể N, thường được dùng khi ai đó trong quá khứ đã tác động lên chủ thể N, thông qua việc thực hiện hành động V て, kết quả của hành động đó vẫn đang lưu giữ ở hiện tại.

43. ~あいだに~(間に):Trong khi, trong lúc, trong khoảng ~
*Giải thích: Diễn tả khoảng thời gian diễn ra một trạng thái hay hành động kéo dài
Đứng sau từ này sẽ là câu diễn đạt hành động hay sự việc được tiến hành vào một thời điểm nào đó trong khoảng thời gian trên.

44. ~く/ にする~: Làm gì đó một cách ~
*Giải thích: Biểu thị ai đó đã làm biến đổi một đối tượng nào đó.

45. ~てほしい、~ : Muốn (ai) làm gì đó ~
Giải thích: Biểu đạt kỳ vọng, yêu cầu của người nói đối với người khác.

46. ~たところ~: Sau khi ~, mặc dù ~
*Giải thích: Diễn tả sau khi làm việc gì đó thì có kết quả như thế nào.
Diễn tả kết quả ngược lại kỳ vọng, dự báo.

47. ~ことにする~:Tôi quyết định
Giải thích: Diễn tả sự quyết định, ý định về hành vi tương lai và được sử dụng cho ngôi thứ nhất.

48. ~ことになっている~: Dự định ~, quy tắc ~
Giải thích: Diễn tả sự dự định hay quy tắc.

49. ~とおりに~(~通りに): Làmgì…theo ~, làm gì…đúng theo ~
*Giải thích: Dùng để diễn tả bằng chữ viết, động tác, lời nói v.v…(Động từ 2) một việc gì đó theo đúng như đã nghe hoặc học v.v..(Động từ 1). Động từ 1 để ở thể nguyên dạng nếu động tác mà nó biểu thị sẽ được thự hiện trong tương lai, hoặc để ở thể 「た」nếu động tác đã được thực hiện.
Dùng để biểu thị một động tác nào đó được thực hiện theo đúng nội dung đã được biểu thị trong danh từ.

50. ~ところに/ところへ~ : Trong lúc ……
*Giải thích: Sử dụng cho trường hợp diễn tả sự việc xảy ra làm thay đổi, biến đổi sự việc tình hình ở một giai đoạn nào đó. Và thường sự việc xảy ra làm cản trở, quấy rầy tiến triển sự việc, cũng có trường hợp làm thay đổi hiện tượng theo hướng tốt.

51. ~もの~: Vì:
*Giải thích: Diễn tả lý do biện minh tính chính đáng của mình và đặt ở cuối câu văn.
Phụ nữ hay bọn trẻ thường sử dụng trong cuộc hội thoại. Hay sử dụng cùng với「だった」

Chú ý: Có khi biến âm thành「もん」 , cả nam và nữ cũng sử dụng được nhưng đối tượng sử dụng là những người trẻ tuổi để diễn tả lý do biện minh cho chính mình.

52. ~ものか~: Vậy nữa sao?…
*Giải thích: Cách nói cảm thán : Có chuyện đó nữa sao?/ có việc vô lý vậy sao?
Thường dùng trong văn nói và chuyển thành もんか. Hoặc chuyển thành ものだろうか.

53. ~ものなら: Nếu ~
*Giải thích: Nếu ~ ( dùng khi hi vọng vào một điều gì đó khó thực hiện hoặc là ít khả năng thực hiện – cách nói lạnh lùng )

Chú ý: Hay dùng với các từ mang ý chỉ khả năng.
Trong hội thoại có khi dùng「もんなら」.

54. ~ものの~:Mặc dù …..nhưng mà ~
*Giải thích: Dùng là ~, nói…..là ~ đương nhiên mà không có kết quả tương ứng.

55. ~ように: Để làm gì đó…..
*Giải thích: Động từ 1 biểu thị một mục đích hay mục tiêu, còn động từ 2 biểu thị hành động có chủ ý để tiến gần tới hoặc đạt tới mục tiêu hoặc mục đích đó.

56. ~ために~: Để ~, cho ~, vì ~
*Giải thích: Mẫu câu này dùng để biểu thị mục đích.

57. ~ばあいに~(~場合に): Trường hợp ~, khi ~
*Giải thích: Là cách nói về một trường hợp giả định nào đó. Phần tiến theo sau biểu thị cách xử lý trong trường hợp chưa hoặc kết quả xảy ra. Phần đứng trước「ばあい」 là động từ, tính từ hoặc danh từ. Vì 「ばあい」là danh từ nên cách nối nó với từ đứng trước tương tự như cách bổ nghĩa cho danh từ.

58. ~たほうがいい~・~ないほうが いい~: Nên ~, không nên ~
*Giải thích: Dùng để khuyên nhủ, góp ý cho người nghe.

59. ~んです~: (Đấy) vì ~
*Giải thích: Dùng để giải thích một sự thật hay đưa ra một lý do.

60. ~すぎる~: Quá ~
*Giải thích: Biểu hiện sự vượt quá giới hạn cho phép của một hành vi hoặc một trạng thái.
Chính vì thế, thông thường mẫu câu thường nói về những việc không tốt.

61. ~V 可能形ようになる: Đã có thể ~
*Giải thích: Diễn tả sự có khả năng, đã bắt đầu có thể làm một việc gì đó ~.

62. ~V るようになる~: Bắt đầu ……
*Giải thích: Diễn tả việc bắt đầu một hành động, một việc gì đó.

63. ~V る・ないようにする: Sao cho~, sao cho không ~
*Giải thích: Cố gắng để ~, cố gắng không để ~

Xem thêm:
Ngữ pháp N4 sử dụng trong Đọc Hiểu
Speed Master Từ vựng N4 – Bài 1