Home / Học tiếng Nhật / 4 Lỗi Kinh Ngữ mà người học tiếng Nhật thường gặp phải

4 Lỗi Kinh Ngữ mà người học tiếng Nhật thường gặp phải

4 LỖI KÍNH NGỮ NGHIÊM TRỌNG NGƯỜI HỌC TIẾNG NHẬT THƯỜNG MẮC PHẢI

「了解(りょうかい)しました」– Ryoukai shimashita

「了解」– Ryokai (Tôi hiểu rồi. Tôi biết rồi) là từ được dùng với đồng nghiệp hoặc cấp dưới. Khi thêm 「しました」 vào sẽ làm câu nói thêm lịch sự, nhưng bản thân nó vốn ko phải từ dùng để nói với người trên, nên khi dùng để trả lời cấp trên/ khách hàng sẽ bị coi là thất lễ.

Từ này ngang với nghĩa ” OK ” nên hãy hạn chế dùng với bề trên. Vì vậy, trong tình huống này, hãy dùng「承知(しょうち)しました」– Shouchi shimashita.
==========
「なるほど/なるほどですね」– Naruhodo desu ne! (Đúng là thế nhỉ, quả đúng vậy)

Đây là cụm từ thể hiện việc mình thừa nhận, đồng tình với những thông tin người nói đưa ra, nên thường rất hay được dùng.

Tuy vậy, bản thân nó vốn ko phải là kính ngữ, thậm chí nếu dùng với người trên còn hơi hàm ý ko tôn trọng họ, kể cả khi bạn đã cẩn trọng thêm cụm「ですね」vào cho thêm phần lịch sự.

Khi muốn dùng với người trên, hãy thay bằng cụm「おっしゃる通りだと思います」– Ossharu toorida to omoimasu
==========
「どうしましょうか」– Doushimashouka? (Anh/chị tính thế nào ạ?)

Đây là cách nói lịch sự để hỏi ý kiến, ý định của người khác, nhưng bản thân nó không phải là kính ngữ.

Khi muốn dùng với khách hàng/cấp trên, hãy thay bằng「いかがいたしましょうか」hoặc「いかがなされますか」.

Cả「いかがなされますか」– Ikaganasaremasuka và「いかがいたしましょうか」– Ikagaitashimashouka đều là kính ngữ của「どうしましょうか」. Tuy vậy, hai cái này thì sắc thái hơi khác nhau 1 chút. Khi mình muốn hỏi 相手がどうしたいのか – Aite ga doushitainoka (đối phương muốn làm hành động gì?) thì dùng cụm 1, còn khi muốn hỏi 相手が自分にどうして欲しいか – Aite ga jibun ni doushite hoshii ka (đối phương muốn mình làm gì cho họ) thì dùng cụm 2.
==========
「御社(おんしゃ)」– Onsha và「貴社(きしゃ)」– Kisha

Đây đều là 2 từ dùng để chỉ công ty của đối phương với ý kính trọng.

Tuy vậy,「御社」(đọc là Onsha – không phải Gosha) dùng khi hội thoại, còn「貴社」thường dùng khi viết, nhất là khi viết 履歴書 (Rirekisho – CV) khi đi xin việc nhé!

Lý do là vì「貴社」khi nói phát âm giống「記者」「汽車」, nên dễ gây hiểu lầm.

Trên đây là một số hiểu lầm về kính ngữ mình thấy nhiều bạn mắc phải và mình cũng từng mắc, mọi người lưu ý.

Xem thêm: 20 Lỗi sai trong Kính Ngữ đến cả người Nhật cũng nhầm lẫn